Vấn đề người tị nạn ở châu Âu: 'Ai không ủng hộ thì không được chia tiền'

12/08/2016 14:23 GMT+7 | Trong nước

(giaidauscholar.com) - Trong cuộc trả lời phỏng vấn của báo Die Welt (Thế giới) của Đức mới đây, bà Inge Grässle, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra ngân sách của Nghị viện châu Âu, tuyên bố sẽ phải cắt giảm các khoản chi dành cho các nước không ủng hộ luật pháp châu Âu hoặc không hợp tác đầy đủ trong việc tiếp nhận và đăng ký người tỵ nạn.

Ông Alexander Graf Lambsdorff, Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu, cũng ủng hộ chủ trương sử dụng sức ép tài chính đối với các quốc gia "không hợp tác“ trong Liên minh châu Âu (EU).

Ông nhấn mạnh: "Chính phủ Đức trong khi kiểm tra định kỳ ngân sách của EU phải bảo đảm được sự đoàn kết và tôn trọng các giá trị của châu Âu từ phía các nước nhận tài trợ như Ba Lan và Hungary".

Hiện Ba Lan, Hungary, CH Séc và Slovakia phản đối mạnh mẽ hạn ngạch tiếp nhận người di cư do EU phân bổ.

Cho đến nay, Đức là quốc gia đóng góp nhiều nhất cho ngân sách của EU, còn Ba Lan và Séc được hưởng lợi nhất. Năm 2015 trong cân đối giữa các khoản đóng góp và nhận lại từ ngân sách EU thì Đức bội chi 14,3 tỷ euro, trong khi đó Ba Lan bội thu 9,4 tỷ euro, CH Séc bội thu 5,7 tỷ euro, Romania bội thu 5,5 tỷ euro, Hungary bội thu 4,6 tỷ euro...

Bên cạnh Đức thì Anh cũng bội chi 11,5 tỷ euro, Pháp – 5,5 tỷ euro, Hà Lan – 3,7 tỷ euro và Italy – 2,8 tỷ euro.

Sau khi Anh rời khỏi EU thì gánh nặng tài chính đổ dồn lên vai các nước vốn xưa nay đóng góp nhiều cho ngân sách EU, đặc biệt là Đức. Trong bối cảnh này, các chính khách Đức nói trên trong Nghị viện châu Âu đòi hỏi sự công bằng theo phương châm "Ai không ủng hộ thì không được chia tiền".

TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm