09/07/2016 07:56 GMT+7 | Thế giới
(giaidauscholar.com) - Những sự kiện trong nước nổi bật tuần qua: Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, giá vàng tăng đỉnh điểm, kết thúc kỳ thi THPT quốc gia năm 2016, công bố Báo cáo tình hình trẻ em thế giới, cây lộc vừng 600 năm tuổi ở Vĩnh Phúc là cây di sản.
Từ ngày 4 đến 7-7-2016, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã họp để bàn và quyết định các nội dung quan trọng: Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XII; Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII; Quy định thi hành Điều lệ Đảng; Quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng; về tổ chức bộ máy và giới thiệu nhân sự các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước nhiệm kỳ 2016 - 2021; cho ý kiến về Báo cáo các công việc quan trọng Bộ Chính trị đã giải quyết từ sau Hội nghị Trung ương 2 đến Hội nghị Trung ương 3 và một số vấn đề quan trọng khác.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc và bế mạc Hội nghị.
2. Giá vàng tăng đỉnh điểm đạt gần 40 triệu đồng/lượng, sau đó giảm mạnh
Đây là tuần có giá vàng SJC có tốc độ tăng mạnh nhất. Giá vàng bắt đầu tăng 400.000 đồng/lượng từ phiên giao dịch đầu tuần (4-7) lên 36,2 triệu đồng, tuy nhiên ngay sau đó, giá vàng tiếp tục tăng mạnh lên 38 triệu đồng và đỉnh điểm là ngày 6-7 giá vàng đã tăng lên tới 39,8 triệu đồng.
Mặc dù ngày 7 và 8-7, giá vàng giảm hơn 3 triệu đồng so với đỉnh điểm trong tuần nhưng vẫn giữ ở mức cao. Các chuyên gia cảnh báo nhà đầu tư không nên mua vào hay bán ra thời điểm này sẽ dẫn đến rủi ro rất lớn, mà cần phải theo dõi tiếp tình hình thế giới vì vẫn có những diễn biến bất thường.
3. Hỗ trợ dạy nghề, xuất khẩu lao động cho người dân bốn tỉnh miền trung bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển
Ngày 5-7-2016, tại cuộc họp báo về việc xây dựng các chính sách hỗ trợ người dân tại bốn tỉnh miền trung bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra, Thứ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp cho biết, sẽ có khoảng 263 nghìn lao động của các huyện ven biển (trong đó có 100 nghìn người bị ảnh hưởng trực tiếp, 163 nghìn người bị ảnh hưởng gián tiếp) được hỗ trợ dạy nghề, việc làm và xuất khẩu lao động.
Theo đó, đối với chương trình xuất khẩu lao động, các chương trình thuộc Bộ quản lý, như: Chương trình EPS đưa lao động sang làm việc tại Hàn Quốc, chương trình IM Japan của Nhật Bản, chương trình đưa điều dưỡng viên sang lao động tại Nhật Bản và CHLB Đức, Bộ sẽ ưu tiên tăng chỉ tiêu cho các địa phương này.
Đối với các chương trình do doanh nghiệp triển khai, Bộ sẽ yêu cầu Cục Quản lý lao động ngoài nước mời các doanh nghiệp lớn, uy tín hỗ trợ người dân. Tăng cường hỗ trợ đưa lao động sang làm việc theo chương trình đánh bắt gần bờ của Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan với chi phí thấp...
Lao động thuộc hộ nghèo ở vùng ảnh hưởng được hỗ trợ chi phí đào tạo, giới thiệu việc làm. Ngoài ra, Bộ sẽ áp dụng chính sách hỗ trợ vay vốn, chuyển đổi việc làm, trở thành công nhân trong các nhà máy.
Thứ trưởng cho biết: “Các biện pháp này đang được thực hiện với tinh thần khẩn trương nhất… Đề án không chỉ kéo dài 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm. Khi nào môi trường biển trở lại trong sạch, người dân sống được với nguồn lợi từ biển thì mới có thể kết thúc".
4. Kết thúc kỳ thi THPT quốc gia năm 2016
Kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức từ ngày 1 đến 4-7-2016 với 887.404 thí sinh đăng ký tại 120 cụm thi (gồm 70 cụm do các trường đại học chủ trì và 50 cụm do các sở giáo dục và đào tạo và Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng chủ trì). Tỷ lệ thí sinh tới dự thi một số môn đạt cao như: Toán 99,11%, Ngoại ngữ 96,0%, Ngữ văn 99,03%, Vật lý 98,70%, Địa lý 98,65%, Hóa học 98,47% và Lịch sử 96,38%.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, công tác ra đề cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt từ khâu tuyển chọn người ra đề; soạn thảo, in sao đề thi; vận chuyển... Đề thi đạt được yêu cầu, không đánh đố, nội dung thuộc chương trình phổ thông chủ yếu ở lớp 12, vừa sức thí sinh, có tính phân loại cao.
Theo đánh giá ban đầu của các chuyên gia, dư luận trong và ngoài ngành giáo dục, đề thi năm nay tạo tâm lý thoải mái, hứng thú, sáng tạo cho thí sinh, có nhiều nội dung liên hệ với thực tiễn, đồng thời có tính phân hóa cao, đáp ứng được hai mục tiêu của kỳ thi vừa xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH, CĐ.
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, việc điều chỉnh và tổ chức các cụm thi năm nay có thể xem là phép thử quan trọng để tiếp tục đổi mới công tác thi, tuyển sinh theo hướng nhẹ nhàng, hiệu quả hơn trong những năm tới. Với sự điều chỉnh về cụm thi, thí sinh được thi tại địa phương, giảm tốn kém chi phí, giảm áp lực.
Ngay sau khi kết thúc môn thi cuối, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố đáp án các môn thi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các hội đồng thi công bố kết quả sau khi hoàn tất công tác chấm thi, dự kiến trước ngày 20-7.
5. Công bố Báo cáo tình hình trẻ em thế giới 2016
Ngày 6-7-2016, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam đã công bố báo cáo về Tình hình trẻ em Thế giới 2016. Bản báo cáo này được đưa ra mỗi năm một lần nhằm chỉ ra những thực trạng liên quan đến trẻ em trên toàn cầu, từ đó hướng tới các giải pháp để các em có được tương lai tốt đẹp hơn.
Bản báo cáo về Tình hình trẻ em Thế giới 2016 với tên gọi “Cơ hội công bằng cho mọi trẻ em” đã chỉ ra một thực tế: Dù đã đạt những bước tiến trong thời gian qua nhưng tình trạng bất công bằng vẫn đang ảnh hưởng tiêu cực tới hàng triệu trẻ em trên thế giới.
Năm 2015, ước tính có 5,9 triệu trẻ em tử vong trước khi lên 5 tuổi chủ yếu do bệnh tật. 124 triệu trẻ khác vẫn chưa được đến trường vì lý do kinh tế hoặc gia đình các em thuộc các nhóm bị kỳ thị vì các em sinh ra là con gái hoặc vì lớn lên ở những quốc gia bị xung đột hay khủng hoảng...
Báo cáo cũng chỉ ra rằng đã có những bước tiến quan trọng trong việc cứu sống trẻ em, đưa trẻ em tới trường và giảm nghèo. Tại Việt Nam, tỷ lệ giảm nghèo đã giảm từ 58% vào năm 1993 xuống còn 10% vào năm 2014. Tỷ lệ tử vong trẻ em cũng giảm từ 36 ca trên 1.000 trẻ em sinh sống vào năm 1990 xuống còn 10 ca trên 1.000 trẻ em sinh sống vào năm 2014. Tuy nhiên, những bước tiến này chưa đồng đều, chưa công bằng và nhiều trẻ em vẫn tiếp tục bị bỏ lại phía sau…
6. Công nhận cây lộc vừng 600 năm tuổi ở Vĩnh Phúc là cây di sản
Ngày 4-7, tại Vĩnh Phúc, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã trao Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây lộc vừng tại đền thờ Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn ở xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
Cây lộc vừng có niên đại gần 600 năm tuổi, có chiều cao khoảng 10m, tán lá vươn rộng gần 20m, nằm trong khuôn viên di tích đền thờ Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn - vị tướng đã có công lớn giúp Lê Lợi đánh tan quân xâm lược nhà Minh, giành thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Sau khi ông mất, nhân dân đã xây đền thờ và trồng cây lộc vừng trên chính mảnh đất của gia đình ông để ngày ngày hương khói, tưởng nhớ đến vị tướng có tài của dân tộc.
TTXVN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất