22 đơn vị nghệ thuật tham gia Liên hoan Cải lương toàn quốc - 2021

18:58 03/11/2022

Ngày 3/11, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Long An tổ chức họp báo Liên hoan Cải lương toàn quốc - 2021.

Kết thúc Liên hoan Cải lương toàn quốc 2018: Thừa 'đào, kép' trẻ, thiếu soạn giả, đạo diễn

Kết thúc Liên hoan Cải lương toàn quốc 2018: Thừa 'đào, kép' trẻ, thiếu soạn giả, đạo diễn

Liên hoan Cải lương toàn quốc 2018 tại Long An đã kết thúc vào tối qua 19/9. Và 32 vở diễn từ 25 đơn vị nghệ thuật (có 8 đơn vị xã hội hóa) cũng chính là bức tranh khái quát về diện mạo sân khấu cải lương hiện tại, sau 100 năm hình thành, phát triển với lắm thăng trầm.

Diễn ra từ ngày 5-20/11/2022, Liên hoan do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp  với Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An tổ chức.

Liên hoan có 22 đơn vị nghệ thuật Cải lương chuyên nghiệp từ Trung ương tới địa phương (gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên) với 27 vở diễn tham gia.

Tạo sự đa dạng cho các vở diễn tham dự, Ban tổ chức không hạn chế đề tài, nhưng đặc biệt khuyến khích các tác phẩm hưởng ứng Cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế”.

Chú thích ảnh
Một cảnh trong vở "Giấc mộng đêm xuân" được các nghệ sỹ cải lương biểu diễn tối 13/1/2019, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TP Hồ Chí Minh). Ảnh (tư liệu) minh họa: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức

Ông Trần Hướng Dương, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết, mỗi diễn vở tham gia phải có thời lượng từ 90 - 150 phút, được dàn dựng từ năm 2017 đến nay, hoặc được phục dựng với ê kíp sáng tạo mới nhưng chưa tham gia các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và địa phương tổ chức. Các vở diễn có nội dung không đi ngược chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước; phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý văn hóa tại địa phương.

Cải lương là loại hình nghệ thuật có sự tổng hợp của hát bội, đờn ca tài tử và chịu ảnh hưởng của kịch nghệ phương Tây. Theo năm tháng, loại hình nghệ thuật này đã có những biến cải về nội dung tuồng tích, điệu ca, lời hát cho đến cách thức bài trí sân khấu… Song có thể khẳng định, dù có thay đổi, cải tiến đến đâu thì những giá trị cốt lõi của nghệ thuật cải lương như tính trữ tình, nét bi, sự khôi hài… vẫn tồn tại trong nhiều vở diễn kinh điển của loại hình nghệ thuật đặc sắc này.

Qua từng giai đoạn phát triển, cải lương luôn hướng tới những đặc tính thẩm mỹ, nhân văn gắn liền với những dấu ấn thời đại. Ngày nay, với nhiều loại hình giải trí số hấp dẫn, mới mẻ, việc bảo tồn và phát triển Cải lương đứng trước nhiều thử thách. Bộ Văn hóa thể, Thao thao và Du lịch mong muốn thông qua những liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp, việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật Cải lương không chỉ là của những người làm nghề, mà còn cần sự chung tay của mọi công dân nhằm nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước; góp phần quan trọng trong việc xây dựng văn hóa Việt Nam, tạo nền tảng tinh thần vững chắc để xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Liên hoan Cải lương toàn quốc-2021 được tổ chức tại phường 4, thành phố Tân An. Lễ khai mạc và bế mạc được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Long An, HTV1, Truyền hình cáp Việt Nam. Các vở diễn dự thi sẽ được phát sóng trên Truyền hình cáp Việt Nam sau khi Liên hoan kết thúc.

Thanh Bình

Chia sẻ lên LinkHay.com Chia sẻ lên facebook In bài viết 

Gửi bình luận

Bài bình luận bằng tiếng việt không dấu sẽ bị xóa. Bạn còn 1000 ký tự