25/02/2022 08:24 GMT+7 | Văn hoá
(giaidauscholar.com) - Hà Nội vẫn đang trong những ngày tháng Giêng, mùa của du Xuân, lễ hội. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Hà Nội không tổ chức lễ hội nhưng vẫn mở cửa đền, chùa, phủ để người dân đến chiêm bái, lễ Phật, Thánh.
Dù công tác tổ chức, quản lý tại các điểm tâm linh trên địa bàn thành phố có những chuyển biến đáng kể, người hành lễ ý thức chấp hành các quy định chung, đảm bảo văn minh, an toàn song vấn đề văn minh nơi thờ tự vẫn còn xảy ra một số bất cập. Tuy không nhiều và không phổ biến, song các cơ quan quản lý văn hóa vẫn tích cực chấn chỉnh để tạo nếp văn hóa lành mạnh tại các di tích.
Vẫn còn một số tồn tại
Những ngày đầu năm mới, di tích Hà Nội chưa được mở cửa đón khách theo quy định của thành phố. Vì thế, những di tích là những điểm tâm linh nổi tiếng của Hà Nội như: Phủ Tây Hồ (quận Tây Hồ), đền Ngọc Sơn (quận Hoàn Kiếm), Thăng Long Tứ Trấn (bốn di tích nằm ở các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa), Văn Miếu - Quốc Tử Giám (quận Đống Đa)… xuất hiện tình trạng người dân mang lễ vào bày ở cổng, vái vọng vào trong. Đó là những hình ảnh không đẹp mắt, tạo sự lộn xộn và mất đi vẻ trang nghiêm của các di tích. Điển hình trong tình trạng này là Phủ Tây Hồ, đền Quán Thánh.
Ông Bùi Hồng Sơn, Phó trưởng Ban Quản lý di tích đền Quán Thánh (quận Ba Đình) cho biết, di tích đền Quán Thánh luôn là nơi thu hút đông khách dịp đầu năm. Năm nay, do tình hình dịch bệnh nên Ban Quản lý đóng cửa những ngày đầu năm. Cũng vì thế, người dân mang đồ lễ bày ngoài cổng cúng vái vọng vào trong. Lực lượng giữ gìn trật t
Khi các di tích được phép mở cửa đón người dân vào chiêm bái, lượng người vào lễ cũng không quá đông như các năm trước. Tình trạng đặt tiền giọt dầu không đúng nơi quy định vẫn diễn ra. Tiền đặt vào đĩa, cài vào vật phẩm lộn xộn trên ban thờ, dù ngay đó có hòm công đức nhưng nhiều người không cho vào. Tình trạng đó xuất phát từ suy nghĩ thiển cận “để Phật, Thánh” chứng giám của một số người đi lễ. Đến bất cứ di tích nào vào dịp này, mọi người không khó để chứng kiến cảnh tượng đó. Nhiều nơi đã có biển khuyến cáo nhưng nhiều khách vẫn không thay đổi thói quen, buộc những người nhà chùa, nhà đền phải đi thu gọn.
Một số nơi còn xảy ra tình trạng mất an ninh trật tự như tình trạng chèo kéo khách tại chùa Hương (huyện Mỹ Đức). Từ khi chùa Hương mở cửa đón khách trở lại đến nay, lực lượng Công an đã xử lý một số trường hợp là các đối tượng “cò mồi” có hành vi lôi kéo, tranh giành khách, gây mất trật tự công cộng. Điển hình như ngày 12/2, Công an huyện Mỹ Đức cho biết, đã lập hồ sơ xử lý 6 trường hợp, phạt số tiền 4,2 triệu đồng, tạm giữ 2 xe mô tô, 4 giấy phép lái xe. Theo lời khai, gia đình các đối tượng đều có đò hoạt động kinh doanh dịch vụ chở khách ở chùa Hương.
Lập lại nền nếp
Với lượng khách về tham quan, chiêm bái lễ Phật, Thánh trong dịp đầu năm tương đối đông, không tránh khỏi những bất cập, vì vậy, Ban Quản lý các di tích đã chủ động tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn du khách. Nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, công tác này càng phải thực hiện nghiêm túc, trên nguyên tắc đảm bảo an toàn tối đa cho khách và những người quản lý di tích. Hơn nữa, là đảm bảo văn minh nơi thờ tự, để dịp đi lễ đầu năm trở thành nét văn hóa đẹp. Bên cạnh việc đặt bảng khuyến cáo, chỉ dẫn, Ban Quản lý di tích tại nhiều nơi còn thực hiện phát `thanh, cắt cử người hướng dẫn khách thực hiện văn minh nơi thờ tự.
Từ khi mở cửa đón khách, Ban Quản lý Khu Di tích chùa Hà (quận Cầu Giấy) đã thực hiện tối việc quản lý, tổ chức, hướng dẫn khách tham quan, chiêm bái cũng như việc thực hiện phòng, chống dịch COVID-19. Cảnh quan trong chùa đã được tu bổ sạch sẽ; các bản chỉ dẫn về nơi thờ cúng được bố trí hợp lý; quản lý trông giữ phương tiện được bố trí hợp lý... đảm bảo văn minh nơi thờ tự.
Theo Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy Trịnh Thị Dung, chùa Hà cũng như 50 di tích khác trên địa bàn quận thực hiện tốt công tác mở cửa đón khách, phục vụ khách trong dịp đầu năm. Các phòng, ban chức năng của quận thực hiện kiểm tra, hướng dẫn việc thực hành tín ngưỡng tại các chùa trong dịp đầu Xuân, thực hiện tốt công tác phòng dịch tại di tích theo yêu cầu của thành phố.
Thành phố Hà Nội đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, tăng cường kiểm tra việc tổ chức các hoạt động văn hóa, kiểm tra việc dừng tổ chức lễ hội trên địa bàn. Người dân có thể phản ánh thông tin về công tác quản lý lễ hội, di tích, hoạt động văn hóa trên địa bàn thành phố qua số điện thoại đường dây nóng do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội công khai.
Ông Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết, khi các di tích được phép mở cửa, Sở đề nghị các địa phương tăng cường thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các di tích. UBND các xã, phường, thị trấn, các Ban Quản lý di tích chủ động thực hiện công tác quản lý, đón tiếp khách tham quan tại các điểm di tích lịch sử - văn hóa phù hợp theo từng cấp độ, đảm bảo an toàn, linh hoạt, hiệu quả.
Đinh Thuận/TTXVN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất