"Lãng du với hồn sen Hà Nội" mang tới không chỉ một không gian trưng bày của Sen mà còn khám phá chiều sâu văn hóa, ký ức và triết lý sống của người Việt ẩn chứa trong loài hoa biểu tượng này.
Tên gọi "Lãng du với hồn sen Hà Nội" được lấy cảm hứng từ một bài báo của nhà báo, nhà nghiên cứu ẩm thực Vĩnh Quyên mà chị Phạm Bích Hạnh - chủ nhân của Quán Ăn Ngon - vô cùng tâm đắc. "Lãng du" gợi lên sự lãng mạn, bay bổng, đưa người ta đến gần hơn với vẻ đẹp của mùa sen Hà Nội, nơi mỗi cánh hoa, mỗi hương sen đều gửi gắm những câu chuyện về ẩm thực và văn hóa. Như lời chia sẻ của chị Vĩnh Quyên: "Sen là biểu tượng của Việt Nam. Dù chưa chính thức là quốc hoa, sen đã ngầm được coi là biểu tượng cho văn hóa Việt Nam. Khi mùa sen đến, những đầm sen trở nên thơ mộng vô cùng".
Khung cảnh workshop "Lãng du với hồn sen Hà Nội". Ảnh: BTC
Chị Phan Bích Hạnh (phải) và nhà báo Vĩnh Quyên giới thiệu các món ăn về sen tại workshop. Ảnh: BTC
Từ ký ức đến tinh hoa ẩm thực
Cũng tại workshop, nhà báo Ngô Bá Lục đã mang đến những câu chuyện đầy cảm xúc về tuổi thơ gắn liền với sen. Anh chia sẻ: "Sen đối với tôi rất lãng mạn. Hồi nhỏ, tôi thường theo mẹ đi nấu cao sen bằng lá sen. Khi hết mùa thu hoạch, người ta cắt bát sen phơi khô, rồi ủ trong nhà. Bọn trẻ con chúng tôi hay chui vào đó tìm bát sen. Tuổi thơ của tôi cũng gắn liền với những buổi ngồi bên hồ sen ngắm trăng nghe hát, lãng mạn đến mức sau này tôi viết rất nhiều về sen trong các cuốn sách, tản văn". Những câu chuyện giản dị nhưng sâu sắc qua lời kể của nhà báo Ngô Bá Lục đã giúp thực khách cảm nhận rõ hơn sự gắn bó của hoa sen với đời sống tinh thần của người Việt Nam.
... và điểm check-in nhiều thực khách yêu thích
Trong không gian ngập tràn hương sen, thực khách được bếp trưởng Nguyễn Văn Khoa và nhà nghiên cứu ẩm thực Vĩnh Quyên hướng dẫn trực tiếp chế biến các món ăn từ sen, đồng thời thưởng thức một mâm cỗ sen gồm 8 món công phu. Bếp trưởng Nguyễn Văn Khoa tiết lộ, món gỏi cuốn ngó sen tôm thịt là món khó nhất để chế biến. "Việc chọn nguyên liệu đầu vào rất quan trọng, ngó sen không được già quá và phải sơ chế thật sạch sẽ", anh chia sẻ.
Chị Phạm Bích Hạnh bày tỏ sự ấn tượng đặc biệt với các món ăn trong mâm cỗ. Chị cho biết: "Thực sự món nào cũng ấn tượng. Ví dụ như cánh hoa sen nhúng bột chiên giòn – cánh sen được nhúng một lớp bột rất mỏng, chiên giòn, ăn rất bùi, giống như một món ăn chơi. Hay nem sen, thay vì dùng bánh đa, chúng tôi dùng chính cánh hoa sen để cuốn. Khi ăn, thực khách lại cuộn thêm một cánh sen tươi bên ngoài, mang đến vị bùi, ngọt rất riêng và đặc trưng của sen".
Về quá trình chuẩn bị, chị Phạm Bích Hạnh cho biết, nhà hàng đã làm việc chặt chẽ với nhà báo, chuyên gia ẩm thực Vĩnh Quyên – người có chung đam mê và tình yêu với sen, đặc biệt am hiểu các món ăn Hà Nội. "Chúng tôi cùng phát triển các món sen. Sen Tây Hồ có hương vị rất riêng, nên chúng tôi phải đặt trước từ các đầm sen, chủ yếu là sen Bách Diệp của Hồ Tây", chị Phạm Bích Hạnh nhấn mạnh tầm quan trọng của nguyên liệu chất lượng để giữ "hồn sen" trong món ăn.
Lan toả giá trị văn hoá ẩm thực
Nhà báo Vĩnh Quyên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống trong bối cảnh ẩm thực hiện đại. Chị khẳng định: "Trước khi muốn phát triển hay kế thừa, phải biết được nguồn cội, cái gốc. Nếu gốc không vững, kế thừa sẽ lung lay. Những món ăn trong mâm cỗ sen này có cả món truyền thống, từ nền tảng đó, chúng tôi có sự cách điệu, cách tân để kết hợp yếu tố hiện đại. Tuy nhiên, sự cách tân chỉ thực sự thành công khi nó được xây dựng trên một nền tảng cũ vững chắc".
Với xu hướng du lịch ẩm thực, việc kể câu chuyện về món ăn trở nên vô cùng quan trọng. "Chúng ta không thiếu món ăn, nhưng chúng ta thiếu câu chuyện. Khi người ta ăn một món, người ta biết được nguồn cội, câu chuyện, văn hóa của nó... Ví dụ, khi ăn tiệc sen, nếu biết vị trí của cây sen, hoa sen trong tâm thức người Việt, giá trị của sen ra sao, và cách thức đầu bếp chế biến để đủ dinh dưỡng mà vẫn cân bằng các chất, đó là điều rất quan trọng", chị Vĩnh Quyên nhận định. Chị cũng tin rằng, một món ăn "có hồn" và đáng nhớ phụ thuộc vào việc nó có khơi gợi ký ức hay không. "Sau workshop, mọi người sẽ nhớ những câu chuyện, những khách mời, những chia sẻ và sẽ yêu sen hơn, yêu món ăn làm từ sen của Hà Nội hơn", chị nói thêm.
Sau thành công của workshop, chị Phạm Bích Hạnh cho biết, Quán Ăn Ngon có kế hoạch tiếp tục lan tỏa giá trị ẩm thực sen. "Trong workshop này, chúng tôi đã giới thiệu một mâm cỗ sen từ món ăn chơi, món ăn chính đến trà sen xổi. Mọi người có thể thưởng thức từng món một, từ gỏi cuốn ngó sen tôm thịt đến các món trong mâm cỗ sen", chị chia sẻ. Nhiều thực khách đã đặt mâm cỗ về nhà và bày tỏ sự yêu thích đặc biệt bởi sự thanh mát và độc đáo của các món sen.
Nhà hàng dự định sẽ giới thiệu ẩm thực sen vào chính mùa sen trong mùa hè này, đúng với tinh thần "mùa nào thức nấy". Có một số món có thể làm quanh năm như chim hầm cốm hạt sen hay gỏi ngó sen tôm thịt. Điều này cho thấy tiềm năng lớn của ẩm thực sen không chỉ trong mùa mà còn có thể phát triển thành những món ăn đặc trưng quanh năm, góp phần gìn giữ và phát triển giá trị văn hóa ẩm thực Việt.
Mâm cỗ đặc biệt được chế biến hoàn toàn từ sen
Workshop "Lãng du với hồn sen Hà Nội" không chỉ là một sự kiện ẩm thực đơn thuần mà còn là một bản hòa ca giữa vị giác và văn hóa, nơi hương sen, vị sen quyện hòa với những câu chuyện, ký ức và triết lý, để mỗi món ăn không chỉ nuôi dưỡng thể chất mà còn chạm đến chiều sâu tâm hồn người thưởng thức.
Nằm sâu trong lòng Quảng Trị, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng không chỉ là Di sản Thiên nhiên Thế giới được mệnh danh "vương quốc hang động" mà còn là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm.
Giải vô địch bóng đá nữ châu Âu (EURO) 2025 không chỉ là một đại tiệc thể thao đỉnh cao mà còn là hành trình khám phá vẻ đẹp đa dạng của Thụy Sĩ – từ dãy Alps hùng vĩ đến các di sản văn hóa lâu đời.
Nhằm thu hút nhiều khách du lịch Thái Lan hơn đến Malaysia (Ma-lai-xi-a) trước thềm Năm du lịch Malaysia 2026 "Visit Malaysia 2026", đồng thời quảng bá đất nước này là điểm đến hàng đầu cho những trải nghiệm du lịch bền vững và toàn diện, Malaysia đã phát động một chiến dịch quảng bá du lịch lớn tại Bangkok, Thái Lan.
Ít ai biết rằng, golf còn là “tấm vé vàng” giúp nhiều địa phương Việt Nam “thay da đổi thịt”, trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch và nâng tầm hình ảnh điểm đến trên bản đồ quốc tế.
Từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm là thời điểm mùa Đông "gõ cửa" Australia. Vào thời điểm này, ngành du lịch của quốc gia châu Đại Dương phát triển rất mạnh bởi những ngọn núi phủ đầy tuyết trắng, cùng với các khu trượt tuyết chuyên nghiệp và các hoạt động thể thao mùa đông, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới.
Từ ngày 1/7/2025, Phú Quý chính thức trở thành đặc khu duy nhất của tỉnh Lâm Đồng. Việc thành lập đặc khu mở ra giai đoạn phát triển mới trong công tác điều hành, tổ chức bộ máy chính quyền tinh gọn, chuyên nghiệp hơn, phục vụ người dân hiệu quả hơn.
Hãng Thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 2/7 cho biết Triều Tiên đã mở cửa khu du lịch Wonsan Kalma quy mô lớn ở bờ biển phía Đông nước này, một động thái được kỳ vọng sẽ vực dậy ngành du lịch và thu hút nguồn ngoại tệ quan trọng trong bối cảnh các lệnh trừng phạt quốc tế vẫn đang tiếp diễn.
Trong bối cảnh du lịch hiện đại không ngừng tìm kiếm những giá trị mới mẻ và sâu sắc, mô hình "Craft-Tourism" (du lịch nghề thủ công) nổi lên như một điểm sáng, mang đến cho du khách cơ hội khám phá văn hóa địa phương một cách chân thực và ý nghĩa.
Nằm sâu trong lòng Quảng Trị, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng không chỉ là Di sản Thiên nhiên Thế giới được mệnh danh "vương quốc hang động" mà còn là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm.
Giải vô địch bóng đá nữ châu Âu (EURO) 2025 không chỉ là một đại tiệc thể thao đỉnh cao mà còn là hành trình khám phá vẻ đẹp đa dạng của Thụy Sĩ – từ dãy Alps hùng vĩ đến các di sản văn hóa lâu đời.
Nhằm thu hút nhiều khách du lịch Thái Lan hơn đến Malaysia (Ma-lai-xi-a) trước thềm Năm du lịch Malaysia 2026 "Visit Malaysia 2026", đồng thời quảng bá đất nước này là điểm đến hàng đầu cho những trải nghiệm du lịch bền vững và toàn diện, Malaysia đã phát động một chiến dịch quảng bá du lịch lớn tại Bangkok, Thái Lan.
Ít ai biết rằng, golf còn là “tấm vé vàng” giúp nhiều địa phương Việt Nam “thay da đổi thịt”, trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch và nâng tầm hình ảnh điểm đến trên bản đồ quốc tế.
Từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm là thời điểm mùa Đông "gõ cửa" Australia. Vào thời điểm này, ngành du lịch của quốc gia châu Đại Dương phát triển rất mạnh bởi những ngọn núi phủ đầy tuyết trắng, cùng với các khu trượt tuyết chuyên nghiệp và các hoạt động thể thao mùa đông, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới.
Từ ngày 1/7/2025, Phú Quý chính thức trở thành đặc khu duy nhất của tỉnh Lâm Đồng. Việc thành lập đặc khu mở ra giai đoạn phát triển mới trong công tác điều hành, tổ chức bộ máy chính quyền tinh gọn, chuyên nghiệp hơn, phục vụ người dân hiệu quả hơn.
Hãng Thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 2/7 cho biết Triều Tiên đã mở cửa khu du lịch Wonsan Kalma quy mô lớn ở bờ biển phía Đông nước này, một động thái được kỳ vọng sẽ vực dậy ngành du lịch và thu hút nguồn ngoại tệ quan trọng trong bối cảnh các lệnh trừng phạt quốc tế vẫn đang tiếp diễn.
Trong bối cảnh du lịch hiện đại không ngừng tìm kiếm những giá trị mới mẻ và sâu sắc, mô hình "Craft-Tourism" (du lịch nghề thủ công) nổi lên như một điểm sáng, mang đến cho du khách cơ hội khám phá văn hóa địa phương một cách chân thực và ý nghĩa.
Mạng Kyowon Tour ngày 1/7 đã công bố báo cáo "Xu hướng du lịch nước ngoài cho kỳ nghỉ hè và các điểm đến du lịch phổ biến" cho thấy Mông Cổ và Việt Nam lần lượt đứng thứ nhất và thứ hai trong số các điểm đến du lịch nước ngoài mùa Hè này của du khách Hàn Quốc.
Hà Giang, mảnh đất địa đầu Tổ quốc, không chỉ mê hoặc du khách bởi những cung đường đèo hiểm trở, những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ hay nền văn hóa đa sắc tộc. Nơi đây còn ẩn chứa một báu vật xanh: những rừng chè Shan Tuyết cổ thụ hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm tuổi.