Phở Hà Nội, món ăn tưởng chừng giản dị, đã trải qua hàng thế kỷ để trở thành tinh hoa ẩm thực, biểu tượng của văn hóa Thủ đô.

Phở Hà Nội, món ăn tưởng chừng giản dị, đã trải qua hàng thế kỷ để trở thành tinh hoa ẩm thực, biểu tượng của văn hóa Thủ đô. 

Giờ đây, hương vị tinh túy này không chỉ chinh phục thực khách mà còn được vinh danh là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Từ những gánh hàng rong len lỏi khắp phố phường Hà Nội vào đầu thế kỷ XX, phở dần chinh phục khẩu vị của người dân thành thị, rồi lan tỏa đến nông thôn và khắp mọi miền đất nước.

Nét son văn hoá ẩm thực Thủ đô

Lịch sử hình thành và phát triển của món phở gắn liền với những thăng trầm của Thủ đô, in đậm trong ký ức của biết bao thế hệ người Hà Nội. Từ nửa cuối thế kỷ XX đến nay, phở dần trở thành món ăn phổ biến và được ưa chuộng rộng rãi. 

Phở Hà Nội - Hương vị của di sản - Ảnh 2.

Quy trình chế biến và thưởng thức phở Hà Nội chứa đựng tinh hoa của đất Kinh kỳ, thể hiện chiều sâu văn hóa, sự khéo léo và tinh tế của người Hà Nội. Từ thuở ban đầu là món ăn dân dã, phở nay đã hiện diện khắp các con đường, ngõ phố, từ những quán bình dân đến những nhà hàng sang trọng. Mỗi quán phở, dù lớn hay nhỏ, đều ẩn chứa một câu chuyện riêng, góp phần tạo nên bức tranh đa sắc về ẩm thực và con người Hà Nội.

Nét đặc trưng của phở Hà Nội nằm ở nước dùng trong veo nhưng đậm đà, ngọt thanh từ xương ninh kỹ, dậy mùi thơm của các loại gia vị bí truyền. Bánh phở mỏng, mềm mại, không dai. Thịt bò hay thịt gà được thái lát khéo léo, chín tới độ dẻo thơm. Khi thưởng thức, phở được tô điểm bằng những cọng hành xanh mướt, rau thơm tươi roi rói, tạo nên một tổng thể hài hòa cả về màu sắc lẫn hương vị. 

Phở Hà Nội - Hương vị của di sản - Ảnh 3.

Sự kết hợp các loại nguyên liệu, gia vị mang tính bình, hàn trong chế biến phở còn thể hiện ý thức của người Hà Nội về việc tạo nên sự cân bằng giữa con người và môi trường tự nhiên, một triết lý ẩm thực sâu sắc. 

Phở không chỉ đơn thuần là món ăn mà còn là biểu hiện của quá trình giao thoa, tiếp biến văn hóa. Sự ảnh hưởng từ thói quen ăn thịt bò của người Pháp đã được người Việt cải biên, tạo nên món phở bò hấp dẫn. Trong khi đó, người Hoa với sự tinh tế và khéo léo trong chế biến các món nước như mỳ vằn thắn đã góp phần không nhỏ vào việc hoàn thiện món phở, đặc biệt là bí quyết nấu nước dùng. 

Ngày 9/8/2024, Bộ VHTT&DL đã ban hành Quyết định số 2328/QĐ - BVHTTDL chính thức đưa "Phở Hà Nội" vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình Tri thức dân gian.

Vươn tầm quốc tế và tầm nhìn phát triển

Vượt ra khỏi không gian ẩm thực nội địa, phở Hà Nội đã vươn tầm quốc tế, trở thành niềm tự hào của ẩm thực Việt Nam. Phở không chỉ là một món ăn, mà đã trở thành danh từ riêng trong nhiều từ điển danh tiếng trên thế giới, hiện diện tại hơn 50 quốc gia. Các tạp chí du lịch và ẩm thực uy tín toàn cầu liên tục ca ngợi phở Việt. Điều này cho thấy giá trị dinh dưỡng, giá trị du lịch, giá trị kết nối cộng đồng và giá trị kinh tế mà phở mang lại là vô cùng to lớn.

Phở Hà Nội - Hương vị của di sản - Ảnh 5.

Phở không đơn thuần là một món ăn, mà còn là di sản.

Để bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể "Phở Hà Nội", các ngành chức năng đang và sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều biện pháp. Đó là đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu di sản thông qua các hình thức đa dạng; tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc gìn giữ và phát triển nghề nấu phở bền vững. Mục tiêu là không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn xây dựng vững chắc thương hiệu "Phở Hà Nội".

Bên cạnh đó, các hoạt động như tổ chức tọa đàm, hội thảo về phở, truyền dạy bí quyết nấu phở, nghiên cứu quy hoạch không gian văn hóa thực hành di sản cũng được chú trọng, góp phần vào chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô. 

Việc hỗ trợ các cửa hàng phở xây dựng thương hiệu, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hình thành mạng lưới không gian thưởng thức phở, và xây dựng bản đồ "Phở Hà Nội" cũng là những bước đi quan trọng. Đặc biệt, việc khuyến khích các chủ thể thực hành di sản và cộng đồng thành lập các hội/hiệp hội hoặc câu lạc bộ phở sẽ tạo nên một sức mạnh cộng đồng to lớn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của món ăn di sản này.

Lan Hương
TTXVN

Tin cùng chuyên mục

Ngành Du lịch Việt quyết tâm "vẽ lại bản đồ" trong kỷ nguyên mới

Ngành Du lịch Việt quyết tâm "vẽ lại bản đồ" trong kỷ nguyên mới

Chiều 9/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Du lịch 6 tháng cuối năm 2025.

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì, Hà Nội: Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì, Hà Nội: Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì của Hà Nội vừa được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình Tri thức dân gian, Nghề thủ công truyền thống.

Đẩy nhanh chuyển đổi số trong quản lý du lịch

Đẩy nhanh chuyển đổi số trong quản lý du lịch

Chiều 9/7, tại thành phố Cần Thơ, Hiệp hội du lịch đồng bằng Sông Cửu Long phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố tổ chức Họp mặt kỷ niệm 165 năm ngày Du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2025) gắn với họp mặt điểm du lịch tiêu biểu đồng bằng sông Cửu Long lần thứ III - 2025.

Thăm Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Thăm Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là nơi lưu giữ các hiện vật văn hóa Chăm Pa lớn nhất cả nước. Hiện Bảo tàng đang lưu giữ 12 bảo vật quốc gia như: Tượng Shiva, Tara, đài thờ Trà Kiệu, phù điêu Uma… và trở thành điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước khi tới Đà Nẵng.

Khởi động cuộc thi sáng tạo video 'Việt Nam: Đi để yêu!', thúc đẩy quảng bá du lịch số

Khởi động cuộc thi sáng tạo video 'Việt Nam: Đi để yêu!', thúc đẩy quảng bá du lịch số

Sáng ngày 9/7, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) đã phối hợp cùng YouTube và MCV Group chính thức phát động cuộc thi sáng tạo video du lịch trên YouTube Shorts với chủ đề Việt Nam: Đi để yêu!.

Không thu phí xem pháo hoa đối với du khách tham quan vịnh Hạ Long

Không thu phí xem pháo hoa đối với du khách tham quan vịnh Hạ Long

Ngày 9/7, đại diện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mặt trời Hạ Long, đơn vị tổ chức bắn pháo hoa ở phường Bãi Cháy (Quảng Ninh) cho biết, không thu phí phụ thu xem pháo hoa ở các điểm kinh doanh dịch vụ lân cận và du khách tham quan vịnh Hạ Long vào các tối thứ Sáu, thứ Bảy hàng tuần.

65 năm du lịch Việt Nam: Vững bước, khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới

65 năm du lịch Việt Nam: Vững bước, khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới

Du lịch là một trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam ra thế giới. Trải qua nhiều thăng trầm, đặc biệt là giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, ngành du lịch Việt Nam đang dần phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng và ngày càng khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch toàn cầu.

Vẻ đẹp hoang sơ, yên bình của vịnh Vĩnh Hy

Vẻ đẹp hoang sơ, yên bình của vịnh Vĩnh Hy

Nằm ở phía Nam của tỉnh Khánh Hòa, vịnh Vĩnh Hy thuộc Vườn Quốc gia núi Chúa (Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa, xã Vĩnh Hải) đang trở thành một điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước trong mùa hè này.

Tin mới nhất

Ngành Du lịch Việt quyết tâm "vẽ lại bản đồ" trong kỷ nguyên mới

Ngành Du lịch Việt quyết tâm "vẽ lại bản đồ" trong kỷ nguyên mới

Chiều 9/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Du lịch 6 tháng cuối năm 2025.

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì, Hà Nội: Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì, Hà Nội: Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì của Hà Nội vừa được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình Tri thức dân gian, Nghề thủ công truyền thống.

Đẩy nhanh chuyển đổi số trong quản lý du lịch

Đẩy nhanh chuyển đổi số trong quản lý du lịch

Chiều 9/7, tại thành phố Cần Thơ, Hiệp hội du lịch đồng bằng Sông Cửu Long phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố tổ chức Họp mặt kỷ niệm 165 năm ngày Du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2025) gắn với họp mặt điểm du lịch tiêu biểu đồng bằng sông Cửu Long lần thứ III - 2025.

Thăm Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Thăm Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là nơi lưu giữ các hiện vật văn hóa Chăm Pa lớn nhất cả nước. Hiện Bảo tàng đang lưu giữ 12 bảo vật quốc gia như: Tượng Shiva, Tara, đài thờ Trà Kiệu, phù điêu Uma… và trở thành điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước khi tới Đà Nẵng.

Khởi động cuộc thi sáng tạo video 'Việt Nam: Đi để yêu!', thúc đẩy quảng bá du lịch số

Khởi động cuộc thi sáng tạo video 'Việt Nam: Đi để yêu!', thúc đẩy quảng bá du lịch số

Sáng ngày 9/7, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) đã phối hợp cùng YouTube và MCV Group chính thức phát động cuộc thi sáng tạo video du lịch trên YouTube Shorts với chủ đề Việt Nam: Đi để yêu!.

Không thu phí xem pháo hoa đối với du khách tham quan vịnh Hạ Long

Không thu phí xem pháo hoa đối với du khách tham quan vịnh Hạ Long

Ngày 9/7, đại diện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mặt trời Hạ Long, đơn vị tổ chức bắn pháo hoa ở phường Bãi Cháy (Quảng Ninh) cho biết, không thu phí phụ thu xem pháo hoa ở các điểm kinh doanh dịch vụ lân cận và du khách tham quan vịnh Hạ Long vào các tối thứ Sáu, thứ Bảy hàng tuần.

65 năm du lịch Việt Nam: Vững bước, khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới

65 năm du lịch Việt Nam: Vững bước, khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới

Du lịch là một trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam ra thế giới. Trải qua nhiều thăng trầm, đặc biệt là giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, ngành du lịch Việt Nam đang dần phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng và ngày càng khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch toàn cầu.

Vẻ đẹp hoang sơ, yên bình của vịnh Vĩnh Hy

Vẻ đẹp hoang sơ, yên bình của vịnh Vĩnh Hy

Nằm ở phía Nam của tỉnh Khánh Hòa, vịnh Vĩnh Hy thuộc Vườn Quốc gia núi Chúa (Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa, xã Vĩnh Hải) đang trở thành một điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước trong mùa hè này.

Trà Lý mùa sen nở: Vẻ đẹp thiên nhiên mê hoặc du khách

Trà Lý mùa sen nở: Vẻ đẹp thiên nhiên mê hoặc du khách

Đầm sen Trà Lý ở xã Duy Xuyên thuộc thành phố Đà Nẵng có diện tích gần 35ha, là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm chút thư thả giữa thiên nhiên.

Để du lịch đêm ở thành phố Hồ Chí Minh thêm “tỏa sáng”

Để du lịch đêm ở thành phố Hồ Chí Minh thêm “tỏa sáng”

Các hoạt động vui chơi, giải trí, biểu diễn văn hóa nghệ thuật, thưởng thức ẩm thực... diễn ra từ 18 giờ hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau được gọi chung là kinh tế đêm, góp phần quan trọng tăng doanh thu, thúc đẩy phát triển kinh tế nhất là kinh tế du lịch, dịch vụ ở nhiều địa phương.