06/02/2022 18:00 GMT+7 | Văn hoá
(giaidauscholar.com) - Ở miền Bắc có rất nhiều địa danh chỉ một chữ, như quanh Hà Nội là Chèm, Vẽ, Bưởi, Láng, Tó, Mẩy (tên cũ của Mễ Trì), Noi (tên cũ của Cổ Nhuế), Giá, Nhổn, Trôi, Diễn, Gạch, Mía,… xa hơn là Sặt, Vôi, Kép, Kế, Chũ, Mẹt… Có người giải thích từ chữ Hán, chữ Nôm, có người bảo đó là giản lược từ Kẻ Chèm, Kẻ Vẽ, Kẻ Mẩy, Kẻ Bưởi, Kẻ Noi, Kẻ Sặt,… để thành Chèm, Vẽ, Mẩy, Bưởi, Noi, Sặt…
Theo mình, giải thích thế nào thì đó vẫn là địa danh có từ xa xưa, như Ái, Diễn, Hoan ở miền Trung (chữ “châu” trong châu Ái, châu Hoan, châu Diễn - Diễn Châu ngày nay, là đơn vị hành chính). Riêng về Huế, mình thấy giải thích: Nơi này vốn là Thuận Hóa (gồm châu Thuận và châu Hóa) sau đọc thành Thuận Huế, rồi giản lược thành Huế là có lý.
Lần đầu tiên đi ô tô từ bắc vào nam, qua nhiều cây cầu tên là “Ông A”, “Bà B” mình lờ mờ đoán xưa kia là tên của người lái đò, hoặc là nơi “ông A, “bà B” mở quán bán hàng cạnh bến đò? Mình lờ mờ đoán như vậy vì từng qua nhiều bến đò tên là “đò ông C”, “đò bà D”… Hỏi thì biết ở các bến sông này, “ông C”, “bà D” là người đầu tiên lái đò đưa khách qua sông. Có bến mình gặp cả cháu chắt “ông C”, “bà D” đang nối nghiệp.
Miền Nam là vùng đất mới, hẳn vì thế mà nhiều địa danh có chữ Tân. Chữ Tân lại gắn với ước mơ của cư dân vùng đất mới là Phú (giàu có), An (yên ổn), Thái - Thới (bình yên), Hiệp (trượng nghĩa), Hòa (thuận, hợp), Bình (che chở)… Qua mấy địa danh có tên là Châu Thành, mình lại tò mò.
Sau thì biết Châu Thành là tên thủ phủ một tỉnh. Ở miền Tây, các huyện Châu Thành đều nằm tại vùng đất tiếp giáp các tỉnh lỵ. Hiện nay có 11 huyện Châu Thành thuộc An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Tiền Giang, Hậu Giang (Châu Thành và Châu Thành A), Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh.
N.H
Thể thao & Văn hóa Xuân Nhâm Dần
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất