15/07/2015 12:00 GMT+7 | Văn hoá
(giaidauscholar.com) - Chỉ 2 ngày sau khi tòa án phán quyết ca sĩ 50 Cent phải trả 5 triệu USD vì tung băng sex của một người phụ nữ lên mạng, anh đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Điều trớ trêu là 50 Cent phá sản chỉ 2 tháng sau khi tạp chí Forbes ước tính gia tài của anh trị giá 155 triệu USD.
Tên thật Curtis James Jackson III, 50 Cent nổi danh toàn cầu nhờ thành công của album Get Rich or Die Tryin'.
Bên cạnh đó, anh còn đầu tư kinh doanh nhiều sản phẩm, gồm quần áo, đồ uống và có cổ phần trong công ty Vitamin Water. Năm 2007, khi hãng Coca-Cola mua lại Vitamin Water với giá 4,1 tỷ USD, 50 Cent đã thu về khoảng 60- 100 triệu USD.
Vì thế, việc 50 Cent tuyên bố phá sản đã gây bất ngờ cho nhiều người, một phần bởi chỉ mấy ngày trước, tờ The New York Times vẫn còn đăng tải bài viết ca ngợi tài năng kinh doanh xuất chúng của anh.
Điều thú vị là 50 Cent không phải ngôi sao nổi tiếng duy nhất trong làng giải trí từng phá sản. Đã có nhiều người khác cũng lâm vào cảnh ngộ giống anh.
1. Marvin Gaye. Huyền thoại của hãng thu âm Motown hiện có gia tài trị giá 5 triệu USD. Hồi năm 1976, ông đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản, sau khi ly dị người vợ đầu tiên, Anna Gordy Gaye. Để thanh toán khoản cấp dưỡng trị giá 600.000 USD cho vợ, ca sĩ đã phải nhường lại bản quyền album Here, My Dear.
Những khó khăn về tài chính cùng với chứng nghiện ma túy đã đeo bám Gaye trong suốt phần đời còn lại, dù ông vẫn tiếp tục tung ra album mới và trình diễn. Năm 1984, Gaye đã bị cha mình bắn chết, sau một cuộc tranh cãi nảy lửa.
2. Kim Basinger. Nữ diễn viên Hollywood Kim Basinger từng có gia tài trị giá 5,4 triệu USD. Nhưng năm 1993 bà đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản, do vi phạm hợp đồng làm phim Boxing Helena và đã bị hãng phim đòi bồi thường 8,1 triệu USD.
Sau thời điểm trên, Basinger xuất hiện trong nhiều bộ phim, gồm 8 Mile và Cellular. Tính đến năm ngoái, ước tính bà đang có khối tài sản lên tới 36 triệu USD.
3. Meat Loaf. Số tài sản của Meat Loaf hiện ước tính khoảng 25 triệu USD, vượt xa so với tài sản của ông cách đây vài chục năm. Trong những năm 1980, Loaf phải nộp đơn xin phá sản sau khi bị Jim Steinman, tác giả nhiều ca khúc của ông, đâm đơn kiện.
Album ăn khách gần đây nhất của Loaf được tung ra hồi năm 1993. Kể từ đó, ông đã tham gia nhiều dự án điện ảnh như Fight Club và còn phát hành một cuốn tự truyện.
4. Cyndi Lauper. Hiện có số gia tài trị giá khoảng 30 triệu USD nhưng Lauper đã trải qua một giai đoạn khởi đầu đầy khó khăn. Lauper từng hát và sáng tác ca khúc cho ban nhạc Blue Angel.
Nhưng album Polydor của ban nhạc không đến được với công chúng khi phát hành hồi năm 1980, khiến Lauper phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào năm 1981.
Lauper từng phải trình diễn trong một quán ăn Nhật Bản, trong hình dáng của một geisha, trước khi phát hành album ăn khách She's So Unusual (1983).
5. MC Hammer. Khi ca sĩ rap MC Hammer phát hành album ăn khách Please Hammer Don't Hurt'Em hồi năm 1990, gia tài của ông ước tính trị giá 33 triệu USD.
Chỉ 6 năm sau, Hammer nộp đơn xin phá sản khi gia tài chỉ còn 1 triệu USD và ông đang nợ ít nhất 10 triệu USD. Nhiều năm sau, Hammer nói rằng khoản nợ của ông không phải do chi tiêu phung phí mà bởi phải trả quá nhiều tiền lương cho nhân viên.
Đã có lúc Hammer phải trả khoản tiền lương tới 1 triệu USD mỗi tháng cho các nhân viên.
6. Francis Ford Coppola. Khi Coppola đâm đơn xin phá sản lần thứ 2, gia tài của ông ước tính rơi vào khoảng 52 triệu USD. Nhà làm phim giải thích rằng phần lớn số nợ của ông sinh ra từ One From The Heart, bộ phim tốn kém 27 triệu USD dàn dựng, song chỉ thu về 4 triệu USD.
Năm 1992, khi đâm đơn xin bảo hộ phá sản, Coppola mắc nợ tới 98 triệu USD. Giờ Coppola đã gây dựng lại gia tài. Năm 2013, ông là nhà sản xuất điều hành của phim The Bling Ring. Hiện Coppola đang sở hữu một nhà máy rượu vang cùng nhiều khách sạn sang trọng.
7. Larry King. King hiện có gia tài ước tính 150 triệu USD. Tuy nhiên, vào thời điểm nộp đơn xin phá sản, ông không kiếm được nhiều tiền với vai trò là người dẫn chương trình trên đài phát thanh ở Miami.
Năm 1972, King từng bị bắt giam vì tội trộm cắp và bị đối tác kinh doanh cáo buộc đánh cắp 5.000 USD. King không bị kết tội bởi những lời cáo buộc đó, song nhiều năm sau ông phải chật vật tìm việc.
Năm 1978, King đệ đơn xin bảo hộ phá sản, với tổng số tiền nợ là 352.000 USD. Sau đó, King được CNN “cứu”, làm người dẫn chương trình trò chuyện đêm muộn trên đài phát thanh ở Washington và sau này đã phát triển thành chương trình Larry King Live trong suốt 25 năm.
8. Mike Tyson. Cựu vô địch quyền Anh thế giới Tyson kiếm được khoảng 400 triệu USD trong 20 năm sự nghiệp. Tuy nhiên năm 2003, Tyson phải nộp đơn xin phá sản với tổng số nợ lên tới 23 triệu USD. Năm 2013, Tyson phát hành cuốn hồi ký và chương trình truyền hình Mike Tyson Mysteries của anh vừa kết thúc mùa đầu tiên.
Việt Lâm (lược dịch)
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất