22/01/2016 19:57 GMT+7 | Bóng đá Việt
(giaidauscholar.com) - Chiếc vé hay chiếc cúp là sự lựa chọn mà bóng đá Việt Nam cũng như thể thao Việt Nam phải đối diện trong nhiều năm qua, và có thể còn tiếp tục trong một tương lai không hẳn là gần.
Khi chúng ta thất bại ở Vòng chung kết U23 châu Á thì có sự an ủi là giành vé, có mặt ở Qatar đã là thành công rồi. Ngoài Việt Nam, đại diện cho Đông Nam Á chỉ có bóng đá Thái ở đó. Để tới được Qatar, U23 Việt Nam đã đánh bại U23 Malaysia ngay trên sân đối phương cùng với một số trận đấu khác.
Công Phượng trong màu áo U23 Việt Nam
Nhưng cứ giành vé rồi coi nó là thành công cũng đáng bàn. Coi nó như một cơ hội cọ xát, chuẩn bị cho tương lai thực ra chỉ là sự an ủi.
Còn gần hai năm nữa mới tới SEA Games 29, và vì thế, khó có thể coi đây là một sự chuẩn bị. Năm 2007, chúng ta có đội U22 với những cầu thủ xuất sắc như Công Vinh, Thanh Bình, Vũ Phong... vào tới tận vòng loại thứ ba của vòng loại Olympic Bắc Kinh, tức là thành tích còn ấn tượng hơn việc giành vé vào VCK hiện nay mà sau đó vẫn thất bại ở SEA Games tổ chức vào cuối năm đó.
Từ nay cho tới hết năm 2016 và sang nửa đầu năm 2017 sẽ không còn giải đấu đáng kể nào cho những cầu thủ trẻ như Tiến Dũng, Duy Khánh, Tấn Tài, Thanh Hiền, Hồng Duy, Công Phượng, Tuấn Anh để họ có thể được chơi bóng cùng nhau trong màu áo đội tuyển. Trừ phi họ được gọi lên đội tuyển.
Môi trường của họ như vậy chủ yếu là ở CLB và tại các giải vô địch quốc gia mà một vài trong số đó ra nước ngoài "du học". Đây chính là môi trường cơ bản để các cầu thủ học hỏi và phát triển.
Hiểu như thế để thấy V-League và cả hạng Nhất cũng có một tầm quan trọng đặc biệt. Hiểu như thế để thấy điều kiện để chăm cho đội tuyển đã có những hạn chế mà giải VĐQG không có chất lượng chuyên môn tốt thì chúng ta sẽ luôn đến với các giải đấu để cọ xát.
Chúc quý vị một tuần vui vẻ.
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất