10/04/2023 10:47 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Có rất nhiều điều cấm kỵ ở nơi làm việc mà bạn cần chú ý tránh mắc phải.
Chia bè phái là một điều cấm kỵ ở nơi làm việc. Có thể nhiều người cho rằng vấn đề này không nghiêm trọng, chỉ là chuyện cá nhân vặt vãnh.
Nếu bạn cũng đang suy nghĩ như vậy thì hãy theo dõi trường hợp sau đây:
Xiao Ming (Trung Quốc) là một nhân viên tiếp thị. Anh rất giỏi trong việc xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp, và nhanh chóng thân thiết với người quản lý. Người quản lý rất tin tưởng Xiao Ming, đôi khi còn cho anh quyền lợi phát biểu trước trong những buổi họp cấp cao quan trọng.
Nhờ có được sự tin tưởng của lãnh đạo nên Xiao Ming lập riêng một nhóm khoảng 5-7 người. Họ sớm ngày thì thầm to nhỏ, tỏ vẻ bí hiểm. Thấy vậy, nhiều đồng nghiệp bắt đầu bàn tán sau lưng Xiaoming, nói rằng anh ta đang "chia bè kết phái". Một số người thậm chí còn ngừng làm việc với anh.
Xiao Ming không nhận điều bất ổn, anh nghĩ mình chỉ đang giúp đỡ đồng nghiệp và nâng cao hiệu quả đội nhóm. Biết chuyện, người lãnh đạo khiển tránh, không phân công việc quan trọng cho Xiao Ming nữa. Điều này khiến anh chán nản vì bị cô lập, bắt đầu nghi ngờ khả năng làm việc của mình và cân nhắc việc rời khỏi công ty.
Cuối cùng, Xiao Ming nhận ra sai lầm và chủ động kết nối lại với những nhân viên khác. Anh cũng bắt đầu chú ý hơn đến hành vi để tránh gây bất mãn với các đồng nghiệp.
Câu chuyện này cho chúng ta hiểu "chia bè, kết phái" tại nơi làm việc rất nguy hiểm. Nó không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của nhóm mà còn phá hủy sự hài hòa các mối quan hệ. Trong công việc, chúng ta cần hợp tác và đoàn kết mới có thể đạt kết quả tốt.
Công ty nào cũng có những mặt chưa tốt khiến bạn thất vọng. Nhưng đừng phàn nàn với đồng nghiệp trong công ty. Trong công ty, bạn có thể nêu khó khăn nhưng nên thận trọng khi phàn nàn. Nó chỉ phát ra năng lượng tiêu cực, quẩn quanh bế tắc mà không có cách giải quyết.
Anh Vương là một nhân viên tài năng, nhưng anh ấy luôn thích phàn nàn về các vấn đề của công ty. Anh nói rằng chế độ đãi ngộ của công ty không tốt, áp lực công việc cao, đồng nghiệp không hòa đồng,… Các đồng nghiệp cũng không thích anh vì anh luôn mang đến sự tiêu cực.
Anh Vương càng phàn nàn nhiều thì hiệu quả công việc càng thấp. Sếp bắt đầu mất niềm tin vào anh. Cuối cùng, công ty quyết định sa thải anh Vương. Các đồng nghiệp khác cảm thấy tiếc cho anh, vì anh là một nhân viên có năng lực.
Câu chuyện này giúp chúng ta hiểu rằng, phàn nàn không giải quyết được vấn đề mà ngược lại, nó chỉ khiến vấn đề trở nên tồi tệ. Tại nơi làm việc, chúng ta nên duy trì thái độ tích cực và cố gắng giải quyết vấn đề thay vì phàn nàn.
Công ty là nơi bạn đến để làm việc chứ không phải nơi trút bầu tâm sự. Các công ty trả tiền cho bạn để giải quyết vấn đề chứ không phải để gây ra chúng.
Dễ xúc động, hay bày tỏ cảm xúc, tình cảm nơi công sở không chỉ khiến người khác cảm thấy bạn không thể kiểm soát bản thân mà còn gây phiền phức, ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Điều này còn khiến mọi người có ấn tượng và đánh giá xấu về bạn, đặc biệt là trong suy nghĩ của cấp trên.
Cảm xúc là một vấn đề phổ biến ở nơi làm việc. Hãy xem xét một ví dụ sau.
Xiao Li (Trung Quốc) là nhân viên tiếp thị của một công ty. Anh rất tham vọng và luôn muốn đạt được thành công, đứng trên đỉnh vinh quanh. Tuy nhiên, gần đây, anh đã gặp phải một số trở ngại, hiệu suất không được như mong đợi. Điều này khiến tâm trạng của anh trở nên tồi tệ
Mỗi sáng, anh đều đăng dòng cảm xúc thất vọng rồi "tag" (gắn tên) bạn bè. Cảm xúc tiêu cực của anh nhanh chóng lan toả sang mọi người, khiến họ cũng thấy chán nản, căng thẳng và làm việc kém hiệu quả.
Lãnh đạo phát hiện ra và nói chuyện thẳng thắng với Xiao Li: "Gần đây, cậu buồn bực vì chuyện gì?".
Xiao Li cười khổ nói: "Thành tích của nhóm tôi không tốt, và tôi cảm thấy rất thất vọng".
Lãnh đạo tiếp tục hỏi: "Theo cậu nguyên nhân của việc này đến từ đâu?".
Xiao Li nói: "Tôi nghĩ đối thủ quá mạnh, chúng ta cần phải tìm cách đánh bại họ nhanh chóng".
Vị sếp nghe xong lại hỏi: "Vậy cậu có kế hoạch gì cụ thể không?".
"Tôi nghĩ chúng ta cần đầu tư nhiều hơn vào tiếp thị truyền thông và tăng nhân sự bán hàng chuyên nghiệp", Xiao Li trả lời.
Sau khi nghe điều này, vị sếp im lặng một lúc rồi nói: "Xiao Li, cảm xúc của cậu đang ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của chính bản thân. Cậu có bao giờ nghĩ rằng cảm xúc không phải là chìa khóa để giải quyết vấn đề? Cậu cần tìm nguyên nhân gốc rễ của vấn đề trước, sau đó tìm cách khắc phục".
Sau khi nghe xong, Xiao Li hít một hơi thật sâu và bình tĩnh lại. Anh nhận ra hành vi cảm tính của mình là một trong những nguyên nhân chính khiến đội nhóm hoạt động kém hiệu quả. Vì vậy, anh ấy bắt đầu tiến hành nghiên cứu thị trường chuyên sâu và làm việc với các thành viên trong nhóm để xây dựng một kế hoạch tiếp thị cụ thể hơn. Cuối cùng, hiệu suất của nhóm anh được cải thiện đáng kể.
Kể từ đó, Xiao Li không còn dễ xúc động nữa mà đối mặt với những thách thức ở nơi làm việc một cách lý trí và thực tế hơn. Mối quan hệ của anh ấy với các thành viên trong nhóm cũng hài hòa hơn hơn.
Câu chuyện cho chúng ta thấy rằng, cảm xúc không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của cá nhân mà còn ảnh hưởng đến sự hợp tác của đội nhóm và sự phát triển của công ty. Chúng ta nên duy trì sự ổn định về cảm xúc, suy nghĩ hợp lý và tích cực giải quyết vấn đề.
Ở chốn công sở, bạn phải học cách khiêm tốn, không tự mình gánh lấy mọi việc, không nhận những công việc không thuộc về mình, học cách phân biệt trách nhiệm và từ chối những đòi hỏi vô lý.
Cũng giống như nhân vật chính trong câu chuyện này: Có một thanh niên tự cho rằng mình tài giỏi hơn người khác. Anh thường tỏ thái độ kiêu ngạo, nghĩ rằng mình có thể giải quyết mọi vấn đề.
Một ngày nọ, anh được giao nhiệm vụ khó khăn là hoàn thành một dự án phức tạp trong thời gian ngắn. Thay vì thực hiện nhiệm vụ một cách nghiêm túc, anh ta đưa ra quyết định tồi tệ khiến dự án gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng. Lãnh đạo và đồng nghiệp rất tức giận, cho rằng anh không cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ.
Còn về phía chàng trai, anh cho rằng mình đã nỗ lực và làm rất tốt . Lý do khiến dự án thất bại không phải do anh mà do công ty không đủ nguồn lực hỗ trợ. Anh không nhận ra lỗi lầm của mình và không lắng nghe người khác góp ý.
Cuối cùng, công ty quyết định sa thải anh ta vì đã khiến mọi người mất lòng tin và sự tôn trọng. Mãi về sau này, chàng trai mới cảm thấy hối hận vì sự kiêu ngạo và tự tin mù quáng đã đánh mất cơ hội phát triển bản thân.
Câu chuyện cho chúng ta hiểu rằng kiêu ngạo mù quáng là điều cấm kỵ ở nơi làm việc. Chúng ta cần giữ thái độ khiêm tốn, không ngừng học hỏi, nghiêm túc đón nhận mọi thử thách và cơ hội. Bên cạnh đó, chúng ta không nên phủ nhận năng lực của người khác.
Làm việc là nghĩa vụ, là nền tảng để có chỗ đứng ở công ty. Nếu bạn đùn đẩy công việc của mình cho người khác thì đây là điều rất ngu ngốc. Bạn có thể chịu trách nhiệm công việc hay không là yếu tố chính để đánh giá năng lực.
Anh Lý (Trung Quốc) làm việc trong một công ty hơn 2 năm và luôn thể hiện rất tốt. Tuy nhiên, gần đây anh thường xuyên trốn tránh công việc, viện cớ ốm đau, hoặc có việc bận đột xuất. Đồng nghiệp và lãnh đạo đều không hài lòng, không còn tin cậy anh nữa.
Sau một thời gian, lãnh đạo yêu cầu anh Lý viết một bản báo cáo chi tiết lý do tại sao gần đây luôn trốn tránh công việc. anh Lý không coi trọng yêu cầu này, chỉ trình bày chung chung gia đình xảy ra một số vấn đề.
Vị sếp rất tức giận và cho rằng thái độ của anh Lý vô trách nhiệm. Sếp cảnh báo anh rằng nếu tiếp tục trốn tránh công việc sẽ bị sa thải. Sau đó, anh Lý nhận ra sai lầm của mình, xin lỗi lãnh đạo và hứa sẽ làm việc nghiêm túc trong thời gian tới.
Kể từ đó, anh Lý thay đổi thái độ, nghiêm túc làm việc và cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ. Thái độ của đồng nghiệp với anh cũng thay đổi rõ rệt. Họ bắt đầu tin tưởng và hợp tác lại với anh.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất