(TT&VH) - Cách đây hai hôm, một buổi “sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội”, tôi nhận được điện thoại của nhà thơ Định Hải báo cho biết có một đồng hương với ông, làm thơ rất hay, đang trên đường đến báo TT&VH, nhưng nhà thơ Định Hải lại không cho biết quý danh người ấy là ai.
Chờ đến quá trưa thì thấy một người đàn ông tóc muối tiêu, đeo kính trắng, dáng người thấp, ăn mặc giản dị xuất hiện… Ông là nhà thơ, nhà báo Lê Huy Hòa, tác giả bài thơ Hoa phượng (Sách Tiếng Việt 2, tập 2) mà từ lâu nhà thơ Định Hải đã cất công đi tìm giúp chúng tôi…
* Hoa phượng “nở thơ” trên yên xe đạp
Nhà thơ Lê Huy Hòa, sinh năm 1949 ở một làng dừa rất đẹp của xứ Thanh, đó là xã Hoằng Lộc, Hoằng Hóa, nơi có trường cấp 1, cấp 2 Tố Như nổi tiếng một thời. Mái trường thân yêu của tuổi thơ ông có nhiều phượng vĩ và cứ khi hè đến, hoa phượng nở đỏ rực cả sân trường. Là học sinh giỏi văn (đã từng đoạt giải học sinh giỏi của tỉnh và học sinh giỏi toàn miền Bắc) nhưng khi ấy ông còn chưa biết làm thơ, mặc dù rất muốn viết về hoa phượng. Cái màu hoa thân yêu ấy cứ ám ảnh ông suốt mấy chục năm trời. Cho tới khi có một quê hương thứ hai (quê vợ ông) – quê lụa Hà Đông ông mới viết được bài thơ về hoa phượng.
Chuyện là, hồi ông mới chuyển công tác về Hà Đông, ngày ngày đi làm ông thường đi qua Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, dọc con đường ấy và cả ở trong khuôn viên trường có rất nhiều cây phượng. Mùa hè tới, dàn nhạc ve sôi động như làm cho hoa thêm tươi rói, thêm chói chang. Hoàn cảnh ấy đã khiến ông xúc cảm và suy nghĩ. Điều gì đã làm cho hoa phượng đẹp rực rỡ như vậy? Chắc không thể phượng cứ muốn ra hoa vào mùa nào cũng được và cũng không thể một mình phượng làm ra được màu đỏ ấy mà phải có sự góp sức của gió, nắng, của “mặt trời ủ lửa” hoa mới rực rỡ, sáng tươi.
Chính màu đỏ rực lửa của hoa phượng đã “nhóm lửa” trong tâm hồn ông và bùng cháy thành những vẫn thơ. Đang đạp xe trên đường, ông dừng lại ngay một gốc phượng gần trường Nguyễn Trãi và lấy sổ tay, kê ngay lên yên xe đạp, viết một mạch xong bài thơ Hoa Phượng và gần như không phải sửa chữa từ nào.
Hoa Phượng
Hôm qua còn lấm tấm Chen lẫn màu lá xanh Sáng nay bừng lửa thẫm Rừng rực cháy trên cành.
Bà ơi sao mà nhanh Phượng nở nghìn mắt lửa Cả dãy phố nhà mình Một trời hoa phượng đỏ
Hay đêm qua không ngủ Chị gió quạt cho cây Hay mặt trời ủ lửa Cho hoa bừng hôm nay?
(Sách Tiếng Việt 2, tập 2)
* Cháu chưa biết chữ mà đã thuộc lòng Hoa Phượng
Bài thơ Hoa Phượng được sáng tác vào khoảng năm 1985, sau đó được đăng trên báo Hà Tây và nhanh chóng được các nhà biên soạn SGK đưa vào chương trình giảng dạy. Từ đó tới nay, sau rất nhiều lần tái bản, bài thơ vẫn được chọn in và đã để lại dấu ấn với biết bao thế hệ độc giả.
Khi bài thơ được đưa vào sách giáo khoa, tác giả bài thơ không hề hay biết. Tình cờ một lần ông ra hiệu sách mua sách cho con thì đọc được bài thơ của mình in trong sách. Điều ấy đã khiến nhà thơ thực sự bất ngờ và sung sướng. Bởi lẽ, SGK dành cho biết bao thế hệ học sinh và đến con mình, rồi cháu mình cũng sẽ được học.
Hiện nhà thơ Lê Huy Hòa đã có tới 6 cháu nội, và ông cho biết một điều thú vị là các cháu nội của ông rất thích thơ của ông nội, trong đó có đứa cháu còn đang học lớp mẫu giáo, chưa cả biết chữ mà đã thuộc đến nửa tập thơ của ông nội, trong đó có bài thơ Hoa Phượng.
Với ngôi trường Nguyễn Trãi – nơi ông đã dừng xe đạp trước cổng và viết bài thơ Hoa phượng kia, sau này khi in tập thơ thiếu nhi thứ 2 “Trái đất ở trong nhà” ông đã tặng cho cho trường 50 cuốn thơ.
* Làm được thơ nhờ “tác động” của cháu
Cho đến nay, ông đã có 4 tập thơ, hai tập người lớn và hai tập dành cho thiếu nhi. Với ông, viết thơ cho thiếu nhi không hề đơn giản, nhất là ở thời buổi này. Ông cho rằng, dường như “sáng tác cho tuổi nhỏ vẫn bị coi là chuyện nhỏ (chữ của Phạm Đình Ân), không mấy người quan tâm thực sự”.
Ông quan niệm, sáng tác cho thiếu nhi cũng cần sự chắt chiu trong câu chữ và dồn nén trong cảm xúc là đưa đến cái các em cần chứ không phải cái mình có. Viết cho thiếu nhi cũng cần nhiều yếu tố trong đó trong đó tình yêu dành cho các em là yếu tố hàng đầu.
“Tôi còn viết được cho thiếu nhi cũng nhờ nhiều yếu tố mà nhiều nhất có lẽ là tác động từ chính những đứa cháu tôi. Tôi có tới 6 đứa cháu nội và vô cùng yêu quý chúng. Hàng ngày, quan sát những biểu hiện của chúng, chơi cùng chúng đã tạo nên những đồng cảm, những thích thú và tứ thơ cũng cứ vậy trào dâng” – nhà thơ Lê Huy Hòa bộc bạch.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, vào lúc 10h25 sáng 2/7 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đăng trên mạng xã hội Truth Social rằng ông vừa có một thỏa thuận thương mại với Việt Nam.
20 giờ ngày 02/7/2025 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước.
Ngày 2/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Đường Văn Thiết (sinh năm 1981, thường trú tại Tổ 7, khu Thanh Xuân, phường Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) về hành vi “Sản xuất, buôn bán hàng giả”.
Kinh phí để thực hiện chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức sau sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang, trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã được Quốc hội quyết định đầy đủ, không thiếu.
Learner Tien, tay vợt có bố mẹ là người Việt Nam, đã không thể gây bất ngờ khi gác vợt trước đàn anh Nicolas Jarry ở vòng 2 Wimbledon 2025 với tỷ số 2-6, 2-6, 3-6.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá, quân đội đã bảo vệ vững chắc quốc phòng, an ninh cả trong nội địa, biên giới, không gian biển, trên không và không gian mạng; thực hiện tốt chức năng, thực sự là đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động, sản xuất.
Chiều 2/7, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh; quyết định của Trung ương về công nhận ban lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh sau khi hợp nhất với tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Nhà văn Đào Quốc Vịnh có 3 tác phẩm được trích đưa vào sách giáo khoa. Đó là "Sang đường" (ký bút danh Thuần Khang) và "Tấm bìa các-tông" in trong "Tiếng Việt 5", tập 1, còn "Hoa trạng nguyên" in trong "Tiếng Việt 5", tập 2, cùng thuộc bộ sách Cánh diều.
Để kỷ niệm 80 năm Quốc khánh Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2025), một đội bóng rất giàu thành tích của Nhật Bản với 4 lần vô địch J League sẽ đặt chân tới dải đất hình chữ S để thi đấu giao hữu.
Đọc lại ca dao, thích thú nhất là đôi lúc chúng ta bắt những câu thơ toàn bích, không chê vào đâu được. Có thể ban đầu còn thô ráp, sau khi lưu truyền, người tiếp nối đọc theo và tự ý chỉnh sửa để hay hơn, hoàn hảo hơn.
Nằm sâu trong lòng Quảng Trị, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng không chỉ là Di sản Thiên nhiên Thế giới được mệnh danh "vương quốc hang động" mà còn là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm.
Chiều 2/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Ali Ijaz Ahmad, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc và các cộng sự lãnh đạo Tập đoàn Makara Capital Partners (Singapore) đang tìm hiểu, tiến hành xúc tiến đầu tư tại Việt Nam.
Chiều ngày 2/7/2025, U23 Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Kim Sang-sik đã có màn trình diễn ấn tượng, đè bẹp U23 Đài Loan với tỷ số 5-0 trong trận đấu tập ở sân Bà Rịa.