14/06/2017 10:33 GMT+7 | Bóng đá Việt
(giaidauscholar.com) – HLV Karl-Heinz Weigang, người từng dẫn dắt đội tuyển Việt Nam từ 1995 đến 1997 đã qua đời vào sáng 13/6 ở tuổi 81 tại quê nhà Đức vì bị trụy tim.
Karl-Heinz Weigang sinh năm 1935. Ông bắt đầu nghiệp HLV từ năm 1964, dẫn dắt đội tuyển Sri Lanka. Trong 53 năm hành nghề, ông đã dẫn dắt rất nhiều đội bóng, cả CLB lẫn ĐTQG. Trước khi mất, ông dẫn dắt CLB Malaysia Perak FA.
Thành công nhất với ông là giai đoạn từ năm 1979 đến 1982 khi giúp đội tuyển Malaysia vô địch SEA Games hai lần liên tiếp năm 1977 và 1979. Thậm chí, ông còn giúp đội bóng này giành vé dự vòng chung kết Olympic Moscow 1980 sau khi vượt qua Indonesia, Philippines, Myanmar, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tuy nhiên, Malaysia tẩy chay Olympic và không tham dự.
Ông từng dẫn dắt đội miền Nam Việt Nam từ năm 1966 đến 1968 và giành cúp Merdeka Cup năm 1966. Đến năm 1996, ông dẫn dắt đội tuyển Việt Nam giành huy chương đồng tại Tiger Cup 1996. Năm 1997, ông chia tay bóng đá Việt Nam sau 3 năm dẫn dắt.
HLV Weigang được thừa nhận là người mở lối cho đội tuyển Việt Nam với việc áp dụng phong cách huấn luyện kỷ luật, cải thiện chiến thuật và thể lực. “Tinh thần thép” – đặc sản của bóng đá Đức khi ấy cũng được ông truyền vào đội tuyển Việt Nam những năm cuối thế kỷ XX.
Dưới đây là 7 điều có thể bạn chưa biết về vị chiến lược gia tài ba người Đức này:
1. Trong 3 thập niên vừa qua, HLV Weigang đã nắm giữ cương vị HLV của các đội bóng ở 2 châu lục khác nhau (châu Á và châu Phi).
2. Ông từng giữ chức vụ HLV của 7 nước khác nhau, trong đó có 5 đội tại châu Phi và 3 đội tại châu Á.
3. Sau khi rời Việt Nam, ông có thời gian làm huấn luyện viên trưởng các câu lạc bộ Malaysia Perak và Johor. Năm 2014, ông quay lại Perak làm cố vấn kỹ thuật cho đội
4. Ông từng đưa Perak FA lọt Chung kết Malaysian Cup 2 lần vào năm 1998 và 2000. Cả 2 lần đó, CLB đều giành chiến thắng.
5. Ông là người tiên phong của Chương trình Phát triển Bóng đá Thế giới giữa thập niên 1970.
6. Ông từng nhận nhiều giải thưởng về chuyên môn kỹ thuật và sự nhiệt tình của mình đối với bóng đá, bao gồm Huân chương của FIFA vào năm 1998.
7. Ông là minh hoạ triết lý của FIFA: “Bóng đá cho mọi người ở mọi nơi”. Ông đóng góp công lao to lớn trong việc phát triển và huấn luyện các cầu thủ trẻ từ châu Á và châu Phi.
T.Tú
Tổng hợp
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất