25/07/2014 08:07 GMT+7 | Trong nước
(giaidauscholar.com) - 2 chiếc máy bay Su-25 của Ukraine vừa bị bắn hạ gần khu vực biên giới phía Đông nước này, qua đó tăng mạnh thiệt hại mà Không quân Ukraine phải chịu đựng. Tuy nhiên sự kiện cũng đồng thời đặt ra các âu hỏi về sức mạnh không quân của Ukraine và khả năng phòng không của các chiến binh ly khai.
Chỉ 6 ngày sau khi chuyến bay số hiệu MH17 của hãng Malaysia Airlines rơi tại Đông Ukraine, 2 chiếc Su-25 của Không quân Ukraine cũng bị bắn rơi ở khu vực này, nằm gần làng Dmytrivka sát biên giới Nga.
Chiến tích của tên lửa vác vai
Theo tuyên bố từ Bộ quốc phòng Ukraine, cả 2 máy bay đã bị trúng tên lửa dù đã triển khai các biện pháp cơ động vòng tránh. Các phi công đi trên 2 máy bay đã nhảy dù và khả năng rơi vào vùng đất do các tay súng ly khai kiểm soát. Phía Ukraine cũng nói rằng họ trúng tên lửa khi bay ở độ cao 5.200 mét.
Andriy Lysenko, một phát ngôn viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh Ukraine lập tức nói trên mạng xã hội Twitter rằng cả 2 chiếc máy bay đã "trúng tên lửa từ phía Nga bắn sang". Lời buộc tội này có khả năng sẽ mang tới những hậu quả ngoại giao nghiêm trọng, trong bối cảnh Mỹ và Ukraine cáo buộc Nga cung cấp hệ thống tên lửa Buk (NATO gọi là SA-11) cho các tay súng ly khai và chúng đã được dùng tại vụ bắn rơi MH-17.
Andrei Purgin, một quan chức ly khai cao cấp ở Donetsk, đã lập tức bác bỏ tuyên bố của Ukraine. Theo ông, phía ly khai đã dùng tên lửa vác vai để bắn hạ 2 chiếc Su-25. Ông nói rằng cả 2 chiếc máy bay này đã đi vào vùng chiến sự và rằng quân đội Ukraine không ngừng ném bom quân ly khai, dù hứa sẽ giảm bớt hoạt động quân sự. "Họ chưa từng dừng lại trong một phút nào cả" - ông nói.
Hàng loạt máy bay bị hạ
Điều đáng chú ý là 2 chiếc máy bay bị bắn rơi tại khu vực gần địa điểm chiếc máy bay mang số hiệu MH17 của Ukraine trúng tên lửa. Nhưng ngay từ trước khi thế giới quan tâm tới số phận của MH17, Không quân Ukraine đã mất khá nhiều máy bay do tên lửa từ phía các tay súng ly khai bắn lên.
Cụ thể, trong các ngày 22/4, 1/7 và 2/7, nhiều máy bay quân sự Ukraine đã bị phía ly khai bắn trúng, nhưng vẫn cố gắng hạ cánh an toàn. Trong ngày 6/6, một chiếc máy bay do thám An-30 bị bắn hạ gần Slovyansk. 3 người được cho là đã chết tại vụ đó.
Tới ngày 14/6, một chiếc máy bay quân sự Il-76 tiếp tục bị phía ly khai dùng tên lửa vác vai bắn trúng. Toàn bộ 49 người đi trên máy bay đã thiệt mạng. Ngày 14/7, thêm một chiếc máy bay vận tải An-26 trúng đạn rơi xuống đất. Con số thương vong cụ thể trong vụ này chưa được làm rõ.
Ngày 16/7, một chiếc Su-25 của Ukraine bị bắn hạ. Không có thương vong được báo cáo. Phía ly khai khẳng định họ bắn rơi 2 chiếc Su-25. Đáp lại, phía Ukraine nói rằng chiếc máy bay thứ 2 có trúng đạn, nhưng vẫn hạ cánh an toàn.
Tới ngày 23/7, thêm 2 chiếc Su-25 nữa bị hạ, khiến dư luận thế giới không khỏi kinh ngạc.
Có một chi tiết đáng chú ý là những chiếc máy bay vận tải như An-26 thường hoạt động ở độ cao lớn tới 10.000 mét. Ở độ cao này, tên lửa vác vai không thể bắn tới được và phía ly khai chắc chắn phải có tên lửa với tầm bắn xa hơn thế.
Đã yếu càng yếu hơn
Nga đã liên tục khẳng định nước này không cung cấp vũ khí cho các tay súng ly khai, giúp họ bắn được máy bay. Về phần mình, sau thời gian bác bỏ thông tin, thủ lĩnh các tay súng ly khai là Alexander Khodakovsky đã xác nhận với Reuters trong ngày 24/7 về việc lực lượng này có sở hữu hệ thống tên lửa Buk, giống loại được cho là đã bắn rơi MH17.
Với hệ thống này trong tay, phía ly khai sẽ rất dễ dàng hạ gục nhiều máy bay của Ukraine, do thực tế Không quân Ukraine rất yếu. Tháng 6 năm nay, tập đoàn thông tin quốc phòng IHS Jane đã đánh giá tổng thể Không quân Ukraine, kể từ khi nước này giành độc lập vào năm 1991.
Theo IHS Jane, Ukraine sở hữu 24 chiếc Su-24M, 36 chiếc Su-25, 45 chiếc Su-27, 20 chiếc An-26 và 140 chiếc MiG-29, dù khoảng 39 trong số đó đã bị lấy mất khi Ukraine mất căn cứ Belbeck ở Crimea.
Vấn đề là Không quân Ukraine chẳng được đầu tư nhiều kể từ khi độc lập nên không ít máy bay đã rơi vào tình trạng không thể bay được, trang thiết bị lạc hậu. Theo các chuyên gia, con số máy bay quân sự Ukraine còn hoạt động có lẽ chỉ băng một nửa, hoặc tệ hơn là 1/4 thống kê kể trên. Có điều chắc chắn là do bị quân ly khai bắn rơi nhiều máy bay, sức mạnh Không quân của Ukraine hẳn đã giảm đi đáng kể, qua đó đẩy nước này vào thế bế tắc trong cuộc chiến dự kiến sẽ còn kéo rất dài.
Tường Linh (Tổng hợp)
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất