Ảnh = Ký ức = Lịch sử (Kỳ 10): Cổng chào ngày tiếp quản Hà Nội 10/10/1954

11/10/2021 19:30 GMT+7 | Văn hoá

giaidauscholar.com) - “Cổng chào” như tên gọi là một kiến trúc để chào mừng một sự kiện nào đó, được đặt (xây, dựng) tại môt vị trí có liên quan đến sự kiện, thường trên đường đi lối lại.

Xem toàn bộ chuyên đề Ảnh = Ký ức = Lịch sử TẠI ĐÂY

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (Kỳ 9): Ngày xưa, vua quan đi lại trong kinh thành Huế bằng gì?

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (Kỳ 9): Ngày xưa, vua quan đi lại trong kinh thành Huế bằng gì?

Đương nhiên, trong kinh thành vẫn có những không gian để người đứng đầu triều đình dạo bộ. Nhưng ở cương vị có quyền lực nhất, Ngài phải có những phương tiện đi lại cho tương xứng, khác và hơn người thường.

Do chỉ phục vụ sự kiện, sau đó thì tháo bỏ nên nó thường làm bằng vật liệu ít bền vững mang nặng tính trang trí nhằm bày tỏ thông điệp đón chào một sự kiện được coi là trọng đại (như đón chào một ngày lễ trọng, một nhân vật quan trọng…).

Thời phong kiến không còn lưu lại dấu vết ngoài những mô tả trong thư tịch như “treo đèn kết hoa, dựng rạp…”. Thời thuộc địa còn lưu lại hình ảnh một vài sự kiện như đón tiếp Thái tử Nga (người sau này là Sa hoàng, bị giết năm 1918), đón Toàn quyền Đông Dương Varenne từ Sài Gòn ra Hà Nội), mừng “tứ tuần đại khánh” của Khải Định tại Huế…

Chú thích ảnh
Trên đường Catinat Sài Gòn đón Thái tử Nga
Chú thích ảnh
Tại Huế mừng sinh nhật Khải Định, 1924
Chú thích ảnh
Đón Toàn quyền Varenne ở Hà Nội, 1927

Riêng những cổng chào gắn với sự kiện cách nay 67 năm, ngày Tiếp quản Thủ đô (10/10/1954) thì còn lưu được nhiều ảnh và thế hệ bảy, tám chục tuổi trở lên có thể còn được chứng kiến.

Đặc điểm cổng chào trong ngày tiếp quản không phải do chính quyền (như ngày nay ngành văn hóa Thủ đô thỉnh thoảng vẫn làm) mà do người dân từng phố tự bỏ công sức và tiền của thiết kế và dựng lên để đón đoàn quân từ chiến khu về “giải phóng Thủ đô”. Việc dựng cổng chào vào thời điểm này phải diễn ra thật nhanh, vì trước thời điểm quân ta xuất hiện thì vẫn nằm trong vùng đối phương (Pháp và chính quyền Bảo Đại) kiểm soát. Chỉ trong một thời gian “chớp” nhoáng không chỉ trai trẻ, mà mọi người dân trong phố đều quan tâm đến việc dựng cổng chào, cũng giống như may cờ, tập hát được “đóng cửa” trong nhà chuẩn bị từ lâu.

Chú thích ảnh
Phố Cửa Nam trong dịp tiếp quản Thủ đô 10/10/1954. Ảnh: Trịnh Đình Tiến

Phố tôi, Hàng Đường, thì có chùa Cầu Đông là nơi đủ rộng rãi và kín đáo để tổ chức những công việc ấy. Có thể chậm hơn việc treo cờ trước cổng mỗi nhà ngay khi thấp thoáng quân ta xuất hiện và nghe tiếng reo hò từ xa vọng lại, việc dựng cổng chào mất thời gian hơn. Nhưng do chủ yếu dựng lắp bằng những vật liệu nhẹ như tre, gỗ làm khung, bọc vải hay cót tre, có nơi như phố Hàng Thiếc lợp bằng tôn, phố Hàng Bông thì dán lớp bông lên những mảng trang trí… những cổng chào được dựng lên nhanh chóng mà muôn vẻ, thô sơ nhưng đầy sáng tạo, mộc mạc nhưng lại đậm đà tình cảm…

May mắn, nhiều bức ảnh được chụp lại không chỉ do những phóng viên từ chiến khu theo đoàn quân trở về mà còn có cả những phóng viên trong và ngoài nước, kể cả những người dân đang có mặt tại Hà Nội bấm máy riêng của mình (như Trịnh Đình Tiến, con chủ doanh nghiệp Thủy tinh Thanh Đức ở Hàng Bồ), sinh viên Thân Trọng Ninh đang ngụ học tại Hà Nội hay chủ hiệu ảnh quốc tế Phan Xuân Thúy chụp (các vị này nay đều đã quy tiên).

Năm 2004, Tạp chí Xưa & Nay của Hội Sử học Việt Nam kêu gọi những người dân đóng góp tư liệu về sự kiện này đã nhận được không ít những tấm ảnh có giá trị bổ sung vào kho tàng sử liệu của Thủ đô. Nhân kỷ niệm 67 năm ngày Tiếp quản Thủ đô xin giới thiệu một vài tấm hình đáng nhớ ấy.

Chú thích ảnh
Phố Hàng Bông gắn bông. Ảnh: Trịnh Đình Tiến

Chú thích ảnh
Phố Hàng Nón. Ảnh: Phan Xuân Thúy
Chú thích ảnh
Góc chợ Cửa Nam. Ảnh: Phan Xuân Thuý
Chú thích ảnh
Phố Hàng Thiếc. Ảnh: Trịnh Đình Tiến
Chú thích ảnh
Phố Hàng Khay. Ảnh: Trịnh Đình Tiến
Chú thích ảnh
Ngõ Hàng Hương. Ảnh: Trịnh Đình Tiến
Chú thích ảnh
Trước Nhà máy Đèn Bờ Hồ. Ảnh: Thân Trọng Ninh

(Còn tiếp)

QXN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm