18/01/2021 15:09 GMT+7 | Bạn cần biết
(giaidauscholar.com) - Giá vàng trong nước, giá vàng thế giới hôm nay 18/1 được giaidauscholar.com liên tục cập nhật những diễn biến mới nhất trên thị trường.
Giá vàng trong nước trên mốc 56 triệu đồng/lượng
Giá vàng trong nước sáng 18/1 biến động nhẹ và ổn định trên mốc 56 triệu đồng/lượng.
Mở cửa sáng nay, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 55,8 - 56,37 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giữ nguyên giá mua vào mua vào và giảm 50 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với cuối tuần qua.
Tại Tập đoàn Vàng bạc Phú Quý, giá vàng SJC cũng được giữ nguyên so với cuối tuần qua, niêm yết ở mức 55,8 - 56,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Thị trường vàng trong nước và thế giới vừa trải qua 1 tuần với những phiên tăng giảm đan xen. Tính chung cả tuần, giá vàng SJC được các doanh nghiệp trong nước điều chỉnh tăng khoảng 400 - 500 nghìn đồng/lượng. Còn giá vàng thế giới giảm 0,3% so với tuần trước đó.
Nhà phân tích Suki Cooper, tại Standard Chartered, nhận định đà tăng của đồng USD và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ đã kích hoạt các đợt điều chỉnh ngắn hạn.
Theo nhà phân tích này, thị trường vàng đang bị kẹt giữa hoạt động mua vào trong dài hạn nhờ kỳ vọng lạm phát gia tăng và hoạt động bán ra do đà tăng của đồng USD và lo ngại về sự thu hẹp chương trình nới lỏng tiền tệ.
Ngày 14/1, Tổng thống đắc cử ở Mỹ Joe Biden đã công bố đề xuất gói kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp nước này ứng phó với đại dịch.
Ông nhấn mạnh kinh tế Mỹ cần sự hỗ trợ khẩn cấp trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 gia tăng mạnh. Đây là kế hoạch kích thích kinh tế đầu tiên của ông Biden.
Nhà phân tích thị trường cấp cao Jeffrey Halley thuộc OANDA nhận định các biện pháp kích thích sẽ gây ra tình trạng tăng giá trên các thị trường tài sản và với việc Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell loại bỏ bất kỳ triển vọng tăng lãi suất hoặc giảm chương trình mua trái phiếu sớm, vàng sẽ được hỗ trợ.
Nhà tư vấn Harshal Barot phụ trách khu vực Nam Á thuộc Metals Focus cho hay ngoài những "cơn gió ngược" trong ngắn hạn, nếu đồn đoán lạm phát bắt đầu tăng nhanh, vàng sẽ lại trở nên hấp dẫn. Có khả năng vàng sẽ bứt phá trên mốc 2.000 USD một lần nữa.
Tỷ giá trung tâm tăng 5 đồng
Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) sáng 18/1 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.141 VND/USD, tăng 5 đồng so với cuối tuần qua.
Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 23.835 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.447 VND/USD.
Tại các ngân hàng thương mại, sáng nay giá đồng USD biến động nhẹ và giá đồng Nhân dân tệ (NDT) giảm nhẹ.
Lúc 8 giờ 25 phút, giá USD tại Vietcombank niêm yết ở mức 22.950 - 23.160 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi so với cuối tuần qua.
Tại BIDV, giá USD cũng được niêm yết ở mức 22.960 - 23.160 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi so với cuối tuần qua.
Giá đồng NDT tại BIDV cũng được niêm yết ở mức 3.507 - 3.610 VND/NDT (mua vào - bán ra), giảm 9 đồng ở chiều mua vào và 8 đồng ở chiều bán ra so với cuối tuần qua.
Tại Vietinbank, giá đồng bạc xanh được điều chỉnh tăng 12 đồng ở chiều mua và 8 đồng ở chiều bán so với cuối tuần qua, niêm yết ở mức 22.925 - 23.168 VND/USD (mua vào - bán ra).
Giá đồng NDT tại ngân hàng này được niêm yết ở mức 3.520 - 3.595 VND/NDT (mua vào - bán ra), giảm 3 đồng ở cả chiều mua vào và bán ra so với cuối tuần qua.
Giá vàng châu Á phiên sáng 18/1 thấp nhất trong gần hai tháng
Trong phiên giao dịch sáng 18/1, giá vàng châu Á giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tháng qua, trong bối cảnh đồng USD mạnh khiến vàng trở nên đắt đỏ đối với những người nắm giữ đồng tiền khác cho dù các nhà đầu tư kỳ vọng vào một gói kích thích hỗ trợ đại dịch viêm đường hô hấp cấp tại Mỹ.
Vào lúc 7 giờ 48 phút (theo giờ Việt Nam) ngày 18/1, giá vàng giao ngay giảm 0,3% xuống 1.820,46 USD/ounce, sau khi có lúc giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 2/12/2020 là 1.809,90 trong đầu phiên. Trong khi, giá vàng giao kỳ hạn Mỹ giảm 0,7% xuống 1.816,80 USD/ounce.
Đồng USD tăng mạnh lên mức cao nhất bốn tuần qua so với các đồng tiền chủ chốt khác.
Ngày 18/1, Cục Thống kê quốc gia (NBS) của Trung Quốc công bố số liệu cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2020 của nước này đạt 101.598 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 15.666 tỷ USD) với mức tăng trưởng 2,3%. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất của Trung Quốc kể từ khi tiến hành cải cách mở cửa năm 1978, tuy nhiên nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này được cho nền kinh tế lớn duy nhất đạt tăng trưởng dương trong bối cảnh toàn cầu năm qua phải hứng chịu những hậu quả nặng nề của đại dịch COVID-19.
Doanh số bán lẻ của Mỹ tháng 12/2020 giảm tháng thứ ba liên tiếp trong khi giá sản xuất của ở Mỹ tăng nhẹ. Điều này cho thấy lạm phát dự đoán tăng không đáng lo ngại trong những tháng tới.
Lượng vàng dự trữ do quỹ đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust nắm giữ phiên cuối tuần qua 15/1 tăng 1,4% lên 1.177,63 tấn.
Tại Việt Nam, vào lúc 9 giờ 47 phút sáng 18/1, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 55,85- 56,42 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Chứng khoán sáng 18/1: "Lình xình" chưa thể vượt đỉnh
Chỉ số VN - Index đang giao dịch rất gần mốc đỉnh lịch sử. Đây được đánh giá là mốc nhạy cảm quyết định xu hướng của thị trường trong thời gian tới.
Việc chỉ số này có bước tăng trưởng dài trong thời gian vừa qua và đang tiến về mốc 1.200 điểm là mốc đỉnh lịch sử khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng.
Chỉ số VN - Index diễn biến "lình xình" suốt phiên sáng 18/1, trong khi VN - Index vẫn tăng mạnh mẽ. Cuối phiên giao dịch sáng, VN - Index giảm nhẹ 0,44 điểm xuống 1.193,76 điểm. Toàn sàn có 239 mã tăng, trong khi có 212 mã giảm và 45 mã đứng ở mức giá tham chiếu.
Chỉ số UPCoM - Index cũng giảm nhẹ 0,13 điểm xuống 78,51điểm. Toàn sàn có 147 mã tăng, trong khi có 89 mã giảm và 54 mã đứng giá.
Chỉ số HNX - Index tăng mạnh tới 6,88 điểm lên 232,35 điểm. Toàn sàn có 98 mã tăng giá, 94 mã giảm giá và 47 mã đứng giá.
Thanh khoản thị trường duy trì mức cao với giá trị giao dịch 3 sàn đạt gần 12.000 tỷ đồng. Điểm tiêu cực là khối ngoại phiên sáng nay bán ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị gần 190 tỷ đồng.
Về diễn biến tại các nhóm cổ phiếu, trong rổ cổ phiếu VN30 có tới 17 mã giảm giá, trong khi chỉ có 10 mã tăng giá và 3 mã đứng ở mốc tham chiếu.
Các mã giảm mạnh như EIB giảm 2,7%, HDB giảm 1,8%. Ba mã cổ phiếu là TCH, SAB, GAS đều giảm 1,5%, trong khi SSI cũng giảm 1,2%...
Nhóm cổ phiếu ngân hàng sau thời gian đầu phiên sáng diễn biến tích cực đã đảo chiều giảm giá ở cuối phiên giao dịch. Hàng loạt mã chìm trong sắc đỏ như: CTG, SHB, EIB, BAB, TCB, NAB, HDB, VIB, MBB, VPB, MSB, LPB.
Ở chiều tăng giá chỉ có NVB là có mức tăng mạnh. Cụ thể, cổ phiếu này tăng tới 9,8% lên mức giá trần. Tiếp đến ABB tăng 3,6%, BVB tăng 2%, TPB tăng 1,4%. Các mã còn lại có mức tăng nhẹ đều dưới 1%.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán chìm trong sắc đỏ với BVS, BSI, HCM, SHS, SSI, VND… đều ở chiều giảm giá. Nhóm cổ phiếu dầu khí cũng không khá hơn. Cụ thể, GAS giảm 1,5%, BSR giảm 2,4%, PVB giảm 2,3%, PVC giảm 2,1%, PVS giảm 1,9%. Đáng chú ý PCG còn giảm 8,8% xuống mức giá sàn.
Nhóm cổ phiếu bất động sản xây dựng diễn biến khá tích cực với sự tăng giá của DXG, DIG, DXG, CEO, CTD, FCN, IJC…
Nhóm cổ phiếu họ Viettel tăng trưởng khá tích cực với VGI tăng 6,6%, CTR tăng tới 6,5%, VTK tăng nhẹ 0,9%.
Trên thị trường thế giới, phiên giao dịch sáng 18/1, thị trường chứng khoán châu Á đi xuống, sau đà giảm của chứng khoán Phố Wall cuối tuần trước.
Tại Nhật Bản, mở đầu phiên giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,06% (302,08 điểm) xuống 28.217,10 điểm. Mizuho Securities nhận định các nhà đầu tư đang tỏ ra thất vọng do đà giảm của chứng khoán Mỹ.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng thúc đẩy hoạt động bán ra chốt lời, sau đà tăng gần đây của giá cổ phiếu. Từ đầu tháng 1/2021 đến nay, chỉ số Nikkei 225 đã tăng khoảng 3%.
Chuyên gia Takeo Kamai, tại CLSA, nhận định đà tăng quá nhanh của thị trường chứng khoán trong tháng trước đã khiến cho một số nhà đầu tư cảm thấy thị trường đã trở nên quá nóng.
Cùng đà giảm, tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải giảm 11,58 điểm (0,32%) xuống 3.554,80 điểm. Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng giảm 119,27 điểm (0,42%) xuống 28.454,59 điểm. Hiện các nhà đầu tư đang hướng sự chú ý vào số liệu về tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc.
Sáng 18/1, thị trường chứng khoán châu Á đi xuống
Trong phiên giao dịch sáng 18/1, thị trường chứng khoán châu Á đi xuống, sau đà giảm của chứng khoán Phố Wall cuối tuần trước.
Tại Nhật Bản, mở đầu phiên giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,06% (302,08 điểm) xuống 28.217,10 điểm. Mizuho Securities nhận định các nhà đầu tư đang tỏ ra thất vọng do đà giảm của chứng khoán Mỹ.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng thúc đẩy hoạt động bán ra chốt lời, sau đà tăng gần đây của giá cổ phiếu. Từ đầu tháng 1/2021 đến nay, chỉ số Nikkei 225 đã tăng khoảng 3%. Chuyên gia Takeo Kamai, tại CLSA, nhận định đà tăng quá nhanh của thị trường chứng khoán trong tháng trước đã khiến cho một số nhà đầu tư cảm thấy thị trường đã trở nên quá nóng.
Cùng đà giảm, tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải giảm 11,58 điểm (0,32%) xuống 3.554,80 điểm. Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng giảm 119,27 điểm (0,42%) xuống 28.454,59 điểm. Hiện các nhà đầu tư đang hướng sự chú ý vào số liệu về tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc.
Ngày 18/1, Cục Thống kê quốc gia (NBS) của Trung Quốc công bố số liệu cho thấy kinh tế tăng trưởng 2,3% trong năm 2020. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất của Trung Quốc kể từ khi tiến hành cải cách mở cửa năm 1978. Tuy nhiên, Trung Quốc được đánh giá là nền kinh tế lớn duy nhất đạt tăng trưởng dương trong bối cảnh toàn cầu năm qua phải hứng chịu những hậu quả nặng nề của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Tại thị trường Việt Nam, sáng ngày 18/1, chỉ số VN - Index tăng 1,07 điểm (0,09%) lên 1.195,27 điểm, trong khi chỉ số HNX - Index tăng 6,2 điểm (2,75%) lên 231,67 điểm.
Nhóm P.V
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất