22/06/2020 21:01 GMT+7 | Bạn cần biết
(giaidauscholar.com) - Giá vàng hôm nay, giaidauscholar.com cập nhật những diễn biến mới nhất trên thị trường về giá vàng trong nước và quốc tế.
Giá vàng châu Á chạm mức cao nhất trong hơn một tháng
Giá vàng tại thị trường châu Á bật tăng trong phiên giao dịch chiều ngày 22/6, chạm mức cao nhất trong hơn một tháng, khi nhà đầu tư đẩy mạnh tìm kiếm các “nơi trú ẩn an toàn” sau khi số ca nhiễm dịch COVID-19 có xu hướng gia tăng, làm dấy lên lo ngại về sự trì hoãn đà phục hồi kinh tế toàn cầu.
Khép lại phiên giao dịch chiều ngày 22/6, giá vàng giao ngay tăng 0,5%, lên 1.751,63 USD/ounce, sau khi có lúc chạm mức cao nhất kể từ ngày 18/5 vào giữa phiên. Giá vàng giao kỳ hạn cũng tăng 0,7%, lên 1.764,50 USD/ounce.
Ở trong nước, chiều ngày 22/6, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 48,55 - 48,92 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Theo ông Michael McCarthy, Giám đốc chiến lược của CMC Markets, xu hướng e ngại rủi ro đã nâng đỡ thị trường vàng trong phiên giao dịch đầu tuần này và giới đầu tư đang quan tâm tới những sức ép lên thị trường tiền tệ và chứng khoán, giữa bối cảnh số ca nhiễm mới COVID-19 đang tăng trở lại.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ghi nhận mức tăng kỷ lục số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu trong 24 giờ qua, với tổng cộng 183.020 người. Theo báo cáo hằng ngày của WHO, mức tăng này chủ yếu là từ Bắc và Nam Mỹ với 116.000 ca. Thông tin này đã đẩy lùi hy vọng của nhiều người vào đà phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế thế giới, qua đó làm gia tăng nhu cầu đối với các tài sản an toàn như vàng.
Trong khi đó, hai quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mới đây đã bày tỏ sự bi quan về triển vọng phục hồi kinh tế từ khủng hoảng COVID-19 và cảnh báo rằng, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ có thể tăng trở lại nếu dịch bệnh không được kiểm soát. Căng thẳng địa chính trị ở Hong Kong (Trung Quốc) cũng hỗ trợ giá vàng trong phiên này.
Cùng ngày, giá bạc tăng 1,5%, lên 17,86 USD/ounce, mức cao nhất trong hơn 1 tuần. Giá palladium lại hạ 0,1%, xuống 1.908,08 USD/ounce. Trong khi giá bạch kim tiến 0,8%, lên 812,27 USD/ounce.
Vàng tiến sát mốc 49 triệu đồng/lượng
Giá vàng trong nước sáng nay 22/6 tăng mạnh theo giá vàng thế giới và đang tiến sát mốc 49 triệu đồng/lượng.
Lúc 10 giờ 10 phút, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 48,58 - 48,95 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 80 nghìn đồng/lượng so với cuối tuần qua.
Tại Công ty Vàng bạc Đá quý Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC được điều chỉnh tăng 140 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và 110 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với cuối tuần qua, niêm yết ở mức 48,7 - 48,85 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Còn tại Tập đoàn Vàng bạc Phú Quý, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 48,65 - 48,85 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 100 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua và bán so với cuối tuần qua.
Trong phiên giao dịch sáng 22/6, giá vàng châu Á tăng lên mức cao nhất trong một tháng qua, giữa lúc số ca mắc COVID-19 tăng mạnh trên toàn cầu đã làm gia tăng lo ngại về đà phục hồi chậm của nền kinh tế toàn cầu và thúc đẩy nhà đầu tư chuyển sang tài sản an toàn như vàng.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ghi nhận mức tăng kỷ lục số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu trong 24 giờ qua, với tổng cộng 183.020 người. Theo giới chuyên gia, vàng được coi là kênh đầu tư an toàn trong thời kỳ bất ổn chính trị và tài chính.
Giá vàng châu Á tăng lên mức cao nhất trong một tháng
Trong phiên giao dịch sáng 22/6, giá vàng châu Á tăng lên mức cao nhất trong một tháng qua, giữa lúc số ca mắc COVID-19 tăng mạnh trên toàn cầu đã làm gia tăng lo ngại về đà phục hồi chậm của nền kinh tế toàn cầu và thúc đẩy nhà đầu tư chuyển sang tài sản an toàn như vàng.
Vào lúc 7 giờ 30 phút sáng (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tăng 0,4% lên 1.749,54 USD/ounce, sau khi có lúc tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 20/5 là 1.751 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn giao tại Mỹ cũng tăng 0,6% lên 1.763,80 USD/ounce.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ghi nhận mức tăng kỷ lục số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu trong 24 giờ qua, với tổng cộng 183.020 người.
Theo giới chuyên gia, vàng được coi là kênh đầu tư an toàn trong thời kỳ bất ổn chính trị và tài chính.
SPDR Gold Trust, quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới, cho biết lượng vàng do quỹ nắm giữ đã tăng 2,03% lên 1.159,31 tấn vào thứ Sáu (19/6), so với mức 1.136,22 tấn ngày 18/6.
Tỷ giá trung tâm tăng 7 đồng
Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) sáng 22/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.241 VND/USD, tăng 7 đồng so với cuối tuần qua.
Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 23.938 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.544 VND/USD.
Tại các ngân hàng thương mại, sáng nay giá USD ổn định và giá đồng Nhân dân tệ (NDT) biến động nhẹ.
Lúc 8 giờ 25 phút, giá USD tại Vietcombank niêm yết ở mức 23.100 - 23.310 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi so với cuối tuần qua.
Tại BIDV, giá USD cũng được niêm yết ở mức 23.125 - 23.305 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi so với cuối tuần qua.
Giá đồng NDT tại BIDV cũng được niêm yết ở mức 3.237 - 3.330 VND/NDT (mua vào - bán ra), tăng 4 đồng ở chiều mua vào và 5 đồng ở chiều bán ra so với cuối tuần qua.
Trong khi đó, tại Techcombank, giá đồng bạc xanh được điều chỉnh tăng 10 đồng so với cuối tuần qua, niêm yết ở mức 23.110 - 23.310 VND/USD (mua vào - bán ra).
Giá đồng NDT tại ngân hàng này được niêm yết ở mức 3.223 - 3.354 VND/NDT (mua vào - bán ra), tăng 1 đồng ở cả chiều mua và bán so với cuối tuần qua.
Chứng khoán châu Á đồng loạt giảm phiên sáng 22/6
Các thị trường chứng khoán ở châu Á vào đầu phiên sáng 22/6 đồng loạt giảm điểm, giữa lúc thị trường ngày càng quan ngại về số ca mắc COVID-19 gia tăng trên toàn cầu, ảnh hưởng bất lợi tới kỳ vọng của giới đầu tư về việc khôi phục hoạt động kinh tế.
Chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo (Nhật Bản) giảm 0,55% (tương đương 123,92 điểm) xuống còn 22.354,87 điểm, trong khi chỉ số Hang Seng trên thị trường Hong Kong (Trung Quốc) giảm 0,47% (115,36 điểm) xuống còn 24.528,53 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải để mất 0,73 điểm xuống 2.966,90 điểm và chỉ số Kospi hạ 0,54% (11,6 điểm) xuống còn 2.129,72 điểm.
Theo nhà phân tích thị trường cao cấp Toshiyuki Kanayama của Monex, thị trường chứng khoán Nhật Bản mở cửa phiên giao dịch sáng 22/6 khá trầm lắng sau khi chỉ số Down Jones của thị trường chứng khoán Phố Wall (Mỹ) giảm hơn 200 điểm khi chốt phiên 19/6 sau khi hãng sản xuất điện thoại thông minh và thiết bị di động Apple thông báo sẽ đóng cửa một số cửa hàng đã mở cửa trở lại mới đây do số ca mắc COVID-19 gia tăng.
Trong khi số ca mắc COVID-19 giảm mạnh ở khu vực Đông Bắc và phần lớn ở khu vực Trung Tây của nước Mỹ, các bang gồm Florida, Nevada và Arizona đã thông bố số ca mắc COVID-19 gia tăng trong thời gian gần đây.
Brazil ngày 21/6 (giờ địa phương) đã ghi nhận ca tử vong do COVID-19 thứ 50.000 ở nước này, cho thấy các nước ở khu vực Mỹ Latinh đang phải chật vật để ứng phó với dịch COVID-19, trong khi châu Âu đang dần nới lỏng lệnh phong tỏa được áp dụng trước đó nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo về một giai đoạn nguy hiểm mới của dịch COVID-19, khi người dân “mệt mỏi và lơi lỏng” với các lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 cho dù tốc độ lây lan của dịch bệnh đang gia tăng.
Còn tại Việt Nam, mở cửa ngày giao dịch 22/6, chỉ số VN-Index tăng 3,39 điểm (0,39%) lên 871,95 điểm trong khi chỉ số HNX-Index tăng 0,67 điểm (0,58%) lên 116,03 điểm.
Làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới có thể hỗ trợ giá vàng trong dài hạn
Khép lại tuần giao dịch từ ngày 15 - 21/6, thị trường vàng thế giới và trong nước ghi nhận mức tăng nhẹ. Giới phân tích nhận định, trong dài hạn, làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới có thể hỗ trợ cho kim loại quý này.
Trong phiên đầu tuần, những lo ngại về làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới trên thế giới khiến các nhà đầu tư tìm đến tài sản trú ẩn an toàn. Điều này khiến giá vàng thế giới và giá vàng trong nước tăng nhẹ.
Giá vàng trong nước phiên 16/6 tiếp tục được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng nhẹ trong bối cảnh giá vàng thế giới tăng nhẹ, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mở rộng chương trình mua nợ doanh nghiệp để hạn chế thiệt hại kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra.
Giá vàng trong nước tiếp tục tăng nhẹ ở những phiên tiếp theo và chỉ đến phiên cuối tuần giá vàng trong nước mới đảo chiều giảm nhẹ theo giá vàng thế giới. Trong phiên giao dịch đêm 18/6, giá vàng đi xuống sau khi số liệu mới nhất cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ giảm trong tuần trước, giữa lúc chính quyền Bắc Kinh (Trung Quốc) đang nỗ lực kiểm soát dịch COVID-19. Tuy nhiên, số ca nhiễm COVID-19 đang gia tăng trên toàn cầu đã hạn chế đà giảm của giá vàng.
Ông Jeffrey Sica, nhà sáng lập công ty tư vấn tài chính Circle Squared Alternative Investments, cho biết số ca nhiễm COVID-19 mới tại miền Nam và Tây Nam nước Mỹ tiếp tục tăng cùng với tỷ lệ nhập viện.
Điều đó đã gây ra một chút lo ngại cho thị trường về khả năng sẽ tiến hành một đợt giãn cách xã hội mới, qua đó tạo đà cho vàng tăng giá.
Ông Sica cũng nhận định trong bối cảnh xuất hiện mối de dọa về một đợt lây lan tiếp theo, bất chấp hậu quả lâu dài như lạm phát cao, các Chính phủ trên toàn thế giới sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp kích thích kinh tế. Diễn biến này sẽ hỗ trợ cho giá vàng trong dài hạn.
Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng khoảng 15% do nhu cầu trú ẩn an toàn của nhà đầu tư. Thị trường vẫn lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế cũng như các biện pháp hỗ trợ tài chính - tiền tệ có quy mô lớn chưa từng có của các Chính phủ và ngân hàng trung ương. Đây là những yếu tố làm giảm lãi suất trái phiếu và làm gia tăng mối quan ngại về lạm phát.
Nhà phân tích Ole Hansen của ngân hàng Saxo viết trong một lưu ý rằng vàng giao ngay vẫn chưa vượt lên trên ngưỡng 1.750 USD/ounce. Nếu điều đó xảy ra, chuyên gia này cho rằng động lực mua sẽ hồi phục và hoạt động mua mới từ các quỹ phòng hộ sẽ đẩy giá vàng lên cao hơn, thậm chí có thể lên tới 1.800 USD/ounce.
Giá dầu châu Á tăng nhẹ nhờ nguồn cung thắt chặt hơn
Giá dầu châu Á tăng nhẹ trong phiên sáng 22/6 nhờ nguồn cung thắt chặt hơn từ các nước sản xuất chủ chốt. Tuy nhiên, những quan ngại về số ca mắc COVID-19 gia tăng trên toàn cầu có thể kìm hãm sự phục hồi nhu cầu “vàng đen”.
Trên sàn giao dịch điện tử Singapore, lúc 7 giờ 09 phút (theo giờ Việt Nam), giá dầu Brent Biển Bắc tăng 9 xu Mỹ (0,2%) lên 42,28 USD/thùng, còn giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) nhích 1 xu Mỹ lên 39,76 USD/thùng.
Hai hợp đồng dầu chủ chốt này đã tăng khoảng 9% trong tuần trước và dầu Brent rơi vào tình trạng bù hoãn bán (khi giá giao ngay của một tài sản cơ sở cao hơn giá đang được giao dịch tại thị trường tương lai).
Tại Mỹ và Canada, số lượng giàn khoan dầu và khí đốt đang hoạt động đã giảm xuống mức thấp kỷ lục ngay cả khi giá dầu tăng cao thúc đẩy một số nhà sản xuất hoạt động trở lại.
Ngoài ra, Iraq và Kazakhstan đã cam kết sẽ tuân thủ nghiêm túc thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong cuộc họp của các nước trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), trong đó có Nga, hay còn gọi là OPEC+ hôm 18/6. Tuy nhiên, OPEC+ vẫn chưa quyết định liệu có nên gia hạn thỏa thuận cắt giảm nguồn cung kỷ lục 9,7 triệu thùng/ngày đến tháng 8/2020 hay không.
Giá dầu cũng đã được “tiếp thêm sức” nhờ nhu cầu năng lượng trên thế giới dần phục hồi sau sự sụp đổ do các biện pháp phong tỏa để ngăn chặn dịch COVID-19 trong thời gian tháng 4-5/2020, giữa bối cảnh nhiều nước trên thế giới nối lại hoạt động kinh tế
Ngoài ra, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo báo số ca mắc COVID-19 đã tăng cao kỷ lục hôm 21/6, trong đó mức tăng lớn nhất ghi nhận tại khu vực Bắc và Nam Mỹ. Số ca mắc COVID-19 tăng cao ở nhiều nơi trên thế giới như Bắc Kinh (Trung Quốc) và bang Victoria, nơi có đông dân cư thứ hai của AUstralia, đã thúc đẩy nhà chức chức trách áp đặt trở lại các hạn chế đi lại để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Nhóm P.V
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất