26/01/2021 15:29 GMT+7 | Bạn cần biết
(giaidauscholar.com) - Theo chu kỳ điều hành giá xăng dầu, chiều nay 26/1, Liên Bộ Công Thương Tài chính công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng, dầu cho kỳ điều hành mới.
Giá xăng tăng hơn 300 đồng/lít
Liên Bộ Công Thương – Tài chính vừa thông báo điều chỉnh giá xăng, dầu áp dụng từ 15h ngày 26/1, tăng giá xăng hơn 300 đồng/lít.
Theo đó, xăng E5RON92 tăng 361 đồng/lít, không cao hơn 16.309 đồng/lít (nếu không chi Quỹ BOG 1.350 đồng/lít thì sẽ tăng 1.711 đồng/lít và giá bán là 17.659 đồng/lít). Xăng RON95-III tăng 340 đồng/lít, không cao hơn 17.270 đồng/lít (nếu không chi Quỹ BOG 400 đồng/lít thì sẽ tăng 740 đồng/lít và giá bán là 17.670 đồng/lít). Dầu diesel 0.05S tăng 395 đồng/lít, không cao hơn 13.042 đồng/lít (nếu không chi Quỹ BOG 300 đồng/lít thì sẽ tăng 695 đồng/lít và giá bán là 13.342 đồng/lít). Dầu hỏa tăng 350 đồng/lít, không cao hơn 11.908 đồng/lít (nếu không chi Quỹ BOG 400 đồng/lít thì sẽ tăng 750 đồng/lít và giá bán là 12.308 đồng/lít). Dầu mazut 180CST 3.5S tăng 350 đồng/kg, không cao hơn 12.622 đồng/kg (nếu không chi Quỹ BOG 250 đồng/kg thì giá sẽ tăng 600 đồng/kg và giá bán là 12.872 đồng/kg).
Liên Bộ ngừng trích lập Quỹ BOG đối với tất cả các loại xăng dầu; chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu ở mức: E5RON92 ở mức 1.350 đồng/lít (kỳ trước là 1.100 đồng/lít), xăng RON95 ở mức 400 đồng/lít (kỳ trước là 200 đồng/lít), dầu diesel ở mức 300 đồng/lít (kỳ trước là 200 đồng/lít), dầu hỏa chi ở mức 400 đồng/lít (kỳ trước là 300 đồng/lít); dầu mazut ở mức 250 đồng/kg (kỳ trước là 181 đồng/kg).
Như vậy, đây là lần tăng giá thứ 5 liên tiếp, với tổng mức tăng khoảng 2.400 đồng/lít.
Theo Liên Bộ, giá xăng dầu thế giới trong 15 ngày vừa qua tăng giảm đan xen nhưng xu hướng chung là tăng (giá xăng dầu thành phẩm bình quân 15 ngày vừa qua tăng từ 5,34-6,45%).
Giá bình quân các sản phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày trước kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 26/01/2021 cụ thể như sau: 59,455 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92 (tăng 3,60 USD/thùng, tương đương tăng 6,45% so với kỳ trước); 60,625 USD/thùng xăng RON95 (tăng 3,60 USD/thùng, tương đương tăng 6,31% so với kỳ trước); 59,568 USD/thùng dầu diesel 0.05S (tăng 3,19 USD/thùng, tương đương tăng 5,66% so với kỳ trước); 58,813 USD/thùng dầu hỏa 0.05S (tăng 2,94 USD/thùng, tương đương tăng 5,25% so với kỳ trước); 329,158 USD/tấn dầu mazut 180CST 3.5S (tăng 16,69 USD/tấn, tương đương tăng 5,34% so với kỳ trước).
Tình hình dịch bệnh trong nước tiếp tục được kiểm soát khá tốt, các hoạt động sản xuất, kinh doanh đang tích cực tập trung cho công tác chuẩn bị hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Trong các kỳ điều hành gần đây, nhằm hỗ trợ cho quá trình phục hồi kinh tế, hạn chế mức tăng giá xăng dầu, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã thực hiện chi sử dụng liên tục Quỹ BOG ở mức khá cao (hiện đang chi Quỹ BOG ở mức từ 181 đồng – 1.100 đồng/lít/kg cho các mặt hàng xăng dầu). Kỳ điều hành lần này, nếu không tiếp tục chi Quỹ BOG, giá các loại xăng dầu sẽ tăng so với giá hiện hành khoảng 600 - 1.711 đồng/lít/kg.
Để bảo đảm giá xăng dầu trong nước phản ánh đúng xu hướng biến động của giá xăng dầu thế giới, hạn chế tăng giá các mặt hàng xăng dầu, góp phần bình ổn giá hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, hỗ trợ cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân và doanh nghiệp còn nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19, Liên Bộ Công Thương – Tài Chính quyết định ngừng trích lập Quỹ BOG đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu; tăng mức chi Quỹ BOG đối với các loại xăng dầu lên mức từ 250 đồng - 1.350 đồng/lít/kg.
Việc điều hành giá xăng dầu nhằm góp phần bảo đảm thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và bình ổn thị trường ngay từ đầu năm 2021, tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5RON92 và xăng khoáng RON95 ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng xăng sinh học nhằm bảo vệ môi trường theo chủ trương của Chính phủ.
Việc điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu do thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu quy định nhưng không sớm hơn 15 giờ 00’ ngày 26 tháng 01 năm 2020.
Thời điểm trên cũng là thời điểm Liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố giá cơ sở kỳ công bố cho đến trước ngày Liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố giá cơ sở kỳ kế tiếp, việc điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu do thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu quyết định phù hợp với các quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Thông tư Liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC, Thông tư liên tịch số 90/2016/TTLT-BTC-BCT.
Giá xăng được dự báo sẽ tiếp tục tăng khoảng 400-500 đồng một lít
Ngày hôm nay 26/1, liên Bộ Tài chính – Công Thương điều chỉnh và dự đoán giá xăng có thể tăng 400-500 đồng mỗi lít.
Giá thành phẩm đến ngày 19/1 trên thị trường Singapore - cơ sở tham chiếu để quyết định mức giá trong nước - đã tăng đáng kể so với chu kỳ trước. Giá xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 trung bình 59,43 USD một thùng, xăng RON 95 là 60,64 USD một thùng, tăng hơn 6% so với chu kỳ trước. Giá dầu cũng biến động mạnh, có thời điểm dầu diesel vượt mức 60 USD một thùng.
Tại kỳ điều chỉnh này giá xăng được dự báo sẽ tiếp tục tăng khoảng 400-500 đồng một lít, các loại dầu tăng ở mức 400 đồng một lít. Đây có thể là lần tăng thứ thứ năm liên tiếp kể từ 26/11 năm ngoái của giá xăng dầu.
Tại kỳ điều chỉnh gần nhất hôm 11/1, mỗi lít xăng E5 RON 92 tăng 430 đồng, RON 95 III tăng 451 đồng, lần lượt đạt mức 15.948 đồng một lít và 16.930 đồng một lít. Trong khi đó, dầu diesel tăng 271 đồng, đạt 12.647 đồng một lít, dầu hoả tăng 370 đồng, đạt 11.558 đồng một lít, dầu madut không tăng giá, giữ nguyên 12.272 đồng một kg.
Cơ quan điều hành cũng trích Quỹ bình ổn cho RON 95 100 đồng một lít, các mặt hàng khác không được trích lập quỹ. Bên cạnh đó, cơ quan này cũng chi 1.100 đồng từ quỹ để bù cho mỗi lít xăng E5 RON 92; RON 95 là 200 đồng; dầu madut là 181 đồng; dầu diesel là 200 đồng; dầu hỏa chi là 300 đồng.
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1%
Trong phiên giao dịch 25/1, giá dầu thế giới tăng khoảng 1% nhờ tâm lý lạc quan về các biện pháp kích thích mới dành cho kinh tế Mỹ và một số lo ngại về nguồn cung.
Chốt phiên này, giá dầu Brent giao dịch kỳ hạn tăng 47 xu Mỹ (0,9%) lên 55,88 USD/thùng, còn giá dầu chuẩn Tây Texas tăng 50 xu Mỹ (1%) lên 52,77 USD/thùng.
Chính phủ của tân Tổng thống Mỹ đang nỗ lực giải quyết những lo ngại của đảng Cộng hòa rằng đề xuất về gói kích thích trị giá 1.900 tỷ USD là quá lớn.
Chuyên gia Bjornar Tonhaugen, thuộc Rystad Energy nhận định tân Tổng thống Mỹ đang nỗ lực đẩy nhanh quá trình thông qua gói cứu trợ trên để hỗ trợ đà phục hồi của kinh tế và điều này được đánh giá là nhân tố có lợi cho tiêu thụ dầu mỏ.
Về phía nguồn cung, theo Petro-Logistics, mức độ tuân thủ thoả thuận cắt giảm sản lượng của các nước trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) trong tháng 1/2021 đạt 85%. Số liệu này cho thấy OPEC và các đồng minh đã nghiêm túc hơn trong việc tuân thủ các cam kết hạn chế nguồn cung.
Trong khi đó, sản lượng dầu từ mỏ Tengiz khổng lồ của Kazakhstan đã bị gián đoạn do mất điện vào ngày 17/1.
Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý sự gia tăng các ca mắc COVID-19 mới tại Trung Quốc đang “phủ mây đen” lên triển vọng nhu cầu tại quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới.
Theo thống kê, trong ngày 21/1, Trung Quốc đại lục đã ghi nhận thêm 103 ca nhiễm mới, trong đó có 94 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tính đến ngày 21/1, Trung Quốc đại lục có tổng cộng 88.804 ca nhiễm, trong đó có 4.635 ca tử vong do COVID-19.
Nhóm P.V
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất