08/02/2022 10:01 GMT+7 | Bạn cần biết
(giaidauscholar.com) - Mở hàng năm mới là một việc khá trọng đại. Dù bận bịu đến mấy, đúng giờ đã định, gia chủ sẽ có mặt ở cửa hàng hoặc công ty.
Đầu tiên là mở cửa chính, cửa sổ, bật đèn cho thật sáng để thu nạp thiên khí giao hòa đầu xuân. Tiếp theo là dọn dẹp không gian, sắp xếp đồ đạc cho gọn gàng, ngăn nắp để cả năm thuận lợi.
Sau nữa là bày biện ban thờ. Trên bàn thờ ngày này thường được trang trí đẹp đẽ, với đầy đủ hoa quả, bánh kẹo, rượu, nước, xôi, gà, kim ngân, tài mã…
Gia chủ thắp nhang thay nước, cảm tạ trời đất, khấn vái thần linh, mong muốn được thần linh che chở, phù hộ độ trì cho mạnh khỏe, bình an, mua may bán đắt, cả năm phát tài.
Những lưu ý khi khai trương, mở hàng đầu năm Nhâm Dần 2022
- Nên chọn người hợp tuổi xông đất:
Đối với những người làm ăn kinh doanh thì chuyện chọn người hợp tuổi để mở hàng đầu năm lại càng quan trọng. Bạn nên chọn người hợp tuổi, hợp mệnh với năm Nhâm Dần 2022 để đến mở hàng, khai trương cho cửa hàng của mình.
- Nên chọn người khai trương, mở hàng hợp lý:
Bạn nên chọn người "vía tốt", làm ăn phát đạt, sức khỏe dồi dào, tính tình hào phóng, xởi lởi, gia đình hòa thuận đến mở hàng cho nhà mình. Chủ cửa hàng nên tránh chọn người thuộc tứ hành xung, nhà có tang hoặc kinh doanh thua lỗ đến khai trương, mở hàng cho cửa hàng nhà mình.
Bạn cũng cần tránh những người mở hàng, khai trương có tuổi phạm Tam Tai trong năm nay như Thân - Tý - Thìn hoặc những tuổi bị sao chiếu mệnh xấu.
Ngoài ra, nếu thấy người trong nhà hoặc bản thân hợp tuổi, hợp mệnh với năm Nhâm Dần 2022 thì bạn và người thân hoàn toàn có thể tự mở hàng, đến khai trương cho cửa hàng của mình.
Nên chuẩn bị tiền lẻ:
Trong ngày đầu năm, chủ nhà cần chuẩn bị nhiều tiền lẻ để cuộc giao dịch khi mở hàng được diễn ra xuôi thuận, nhanh chóng. Ngày nay, hình thức thanh toán điện tử cũng giúp ích rất nhiều cho quá trình thanh toán của khách hàng.
Khai trương mở hàng đầu năm Nhâm Dần 2022 ngày nào là tốt nhất?
Dưới đây là danh sách ngày tốt khai trương đầu năm Nhâm Dần 2022 theo tuổi 12 con giáp. Các ngày tốt này để lựa chọn làm ngày khai trương mở cửa hàng, công ty, quán sá để công việc làm ăn được thuận lợi may mắn trong cả năm 2022.
Sau khi chọn được ngày tốt thì gia chủ hãy chọn giờ tốt trong ngày để tiến hành khai trương đầu xuân 2022.
Thứ Tư, ngày 2 tháng 2 năm 2022 (ngày 2/1 Âm lịch)
Ngày Bính Tuất tháng Nhâm Dần năm Nhâm Dần Là ngày: Tư Mệnh - Hoàng đạo, Tiết Đạn hàn, Trực Thành Giờ tốt nhất khai trương: 3-5h, 7-9h, 9-11h, 15-17h, 17-19h, 21-23h Giờ xấu khai trương: 23-1h, 1-3h, 5-7h, 11-13h, 13-15h, 19-21h
Thứ Sáu, ngày 4 tháng 2 năm 2022 (gày 4/1 Âm lịch)
Ngày Mậu Tý tháng Nhâm Dần năm Nhâm Dần Là ngày: Thanh Long - Hoàng đạo, Tiết Lập xuân, Trực Khai Giờ tốt nhất khai trương: 23-1h, 1-3h, 5-7h, 11-13h, 15-17h, 17-19h Giờ xấu khai trương: 3-5h, 7-9h, 9-11h, 13-15h, 19-21h, 21-23h
Chủ nhật, ngày 6 tháng 2 năm 2022 (Ngày 6/1 Âm lịch)
Ngày Canh Dần tháng Nhâm Dần năm Nhâm Dần Là ngày: Thiên Hình - Hắc đạo, Tiết Lập xuân, Trực Kiến Giờ tốt nhất khai trương: 23-1h, 1-3h, 7-9h, 9-11h, 13-15h, 19-21h Giờ xấu khai trương: 3-5h, 5-7h, 11-13h, 15-17h, 17-19h, 21-23h
Thứ Ba, ngày 8 tháng 2 năm 2022 (ngày 8/1 Âm lịch)
Ngày Nhâm Thìn tháng Nhâm Dần năm Nhâm Dần Là ngày: Kim Quỹ - Hoàng đạo, Tiết Lập xuân, Trực Mãn Giờ tốt nhất khai trương: 3-5h, 7-9h, 9-11h, 15-17h, 17-19h, 21-23h Giờ xấu khai trương: 23-1h, 1-3h, 5-7h, 11-13h, 13-15h, 19-21h
Thứ Tư, ngày 16 tháng 2 năm 2022 (ngày 16/1 Âm lịch)
Ngày Canh Tý tháng Nhâm Dần năm Nhâm Dần Là ngày: Thanh Long - Hoàng đạo, Tiết Lập xuân, Trực Khai Giờ tốt nhất khai trương: 23-1h, 1-3h, 5-7h, 11-13h, 15-17h, 17-19h Giờ xấu khai trương: 3-5h, 7-9h, 9-11h, 13-15h, 19-21h, 21-23h
Chủ nhật, ngày 20 tháng 2 năm 2022 (Ngày 20/1 Âm lịch)
Ngày Giáp Thìn tháng Nhâm Dần năm Nhâm Dần Là ngày: Kim Quỹ - Hoàng đạo, Tiết Vũ thủy, Trực Mãn Giờ tốt nhất khai trương: 3-5h, 7-9h, 9-11h, 15-17h, 17-19h, 21-23h Giờ xấu khai trương: 23-1h, 1-3h, 5-7h, 11-13h, 13-15h, 19-21h.
Thứ Bảy, ngày 26 tháng 2 năm 2022 (ngày 26/1 Âm lịch)
Ngày Canh Tuất tháng Nhâm Dần năm Nhâm Dần Là ngày: Tư Mệnh - Hoàng đạo, Tiết Vũ thủy, Trực Thành Giờ tốt nhất khai trương: 3-5h, 7-9h, 9-11h, 15-17h, 17-19h, 21-23h Giờ xấu khai trương: 23-1h, 1-3h, 5-7h, 11-13h, 13-15h, 19-21h
Thứ Hai, ngày 28 tháng 2 năm 2022 (ngày 28/1 Âm lịch)
Ngày Nhâm Tý tháng Nhâm Dần năm Nhâm Dần Là ngày: Thanh Long - Hoàng đạo, Tiết Vũ thủy, Trực Khai Giờ tốt nhất khai trương: 23-1h, 1-3h, 5-7h, 11-13h, 15-17h, 17-19h Giờ xấu khai trương: 3-5h, 7-9h, 9-11h, 13-15h, 19-21h, 21-23h
Như vậy ngày tốt nhất khai trương mở cửa hàng công ty đầu năm 2022 gồm các ngày: 2/2 (2/1 Âm Lịch); 4/2 (4/1 Âm Lịch); 6/2 (6/1 Âm Lịch); 8/2 (8/1 Âm Lịch); 16/2 (16/1 Âm Lịch); 20/2 (20/1 Âm Lịch); 26/2 (26/1 Âm Lịch); 28/2 (28/1 Âm Lịch).
Danh sách ngày tốt khai trương mở hàng đầu năm Nhâm Dần 2022 cho 12 con giáp:
Ngày, giờ khai trương, mở cửa hàng năm Nhâm Dần 2022 cho tuổi Tý:
Ngày, giờ khai trương, mở cửa hàng năm Nhâm Dần 2022 cho tuổi Sửu:
Ngày, giờ khai trương, mở cửa hàng năm Nhâm Dần 2022 cho tuổi Dần
Ngày, giờ khai trương, mở cửa hàng năm Nhâm Dần 2022 cho tuổi Mão:
Ngày, giờ khai trương, mở cửa hàng năm Nhâm Dần 2022 cho tuổi Thìn:
Ngày, giờ khai trương, mở cửa hàng năm Nhâm Dần 2022 cho tuổi Tỵ:
Ngày, giờ khai trương, mở cửa hàng năm Nhâm Dần 2022 cho tuổi Ngọ:
Ngày, giờ khai trương, mở cửa hàng năm Nhâm Dần 2022 cho tuổi Mùi:
Ngày, giờ khai trương, mở cửa hàng năm Nhâm Dần 2022 cho tuổi Thân:
Ngày, giờ khai trương, mở cửa hàng năm Nhâm Dần 2022 cho tuổi Dậu:
Ngày, giờ khai trương, mở cửa hàng năm Nhâm Dần 2022 cho tuổi Tuất:
Ngày, giờ khai trương, mở cửa hàng năm Nhâm Dần 2022 cho tuổi Hợi:
Bao sái bát hương, bàn thờ ngày Tết
Theo lệ cổ truyền, cuối năm cần dọn dẹp nhà cửa, bao sái bàn thờ để đón Tết mới, vận mới.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bao sái bàn thờ và cách thực hiện sao cho đúng. Dưới đây là một số thông tin để quý độc giả tham khảo.
Ý nghĩa bao sái bàn thờ, bát hương
Bao sái bàn thờ, bát hương là việc lau chùi bát hương, vệ sinh bàn thờ, tỉa chân nhang và thay tro trong bát hương. Trước khi bao sái bàn thờ, bát hương, bạn cần chuẩn bị những lễ vật và dụng cụ sau: khăn lau, chổi quét bàn thờ, nước ngũ vị hương (rượu gừng), 1 chiếc bàn con trải vải hoặc giấy đỏ, 1 chiếc muỗng nhỏ, 1 mâm lễ (1 đĩa xôi, 1 miếng thịt luộc, 1 đĩa trái cây theo mùa, 1 ấm trà, 5 chén uống trà nhỏ, 3 chén rượu nhỏ, 2 lọ hoa tươi, 1 chén nước sôi để nguội, 3 lễ tiền vàng).
Bao sái bàn thờ, bát hương là một nghi lễ quan trọng, được diễn ra vào ngày cuối năm (Âm lịch) của người Việt. Đó chính là việc vệ sinh bàn thờ, lau chùi bát hương, tỉa chân nhang và thay tro trong bát hương.
Có nên dọn bàn thờ trước khi cúng ông Công ông Táo?
Theo quan niệm dân gian, ông Công, ông Táo là những người trông coi bếp núc, đất đai của gia đình. Hàng năm, cứ vào ngày 23/12 (âm lịch) là ông Công, ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên chầu trời, bẩm báo những việc đã xảy ra trong gia đình suốt cả năm vừa qua. Dân gian cho rằng, các vị thần linh đi vắng nên đây là thời điểm thích hợp để gia chủ tiến hành lau dọn bàn thờ mà không ảnh hưởng đến việc thờ cúng.
Theo đó, nếu buổi sáng hoàn thành nghi lễ cúng ngày 23 tháng Chạp để tiễn các ông Công, ông Táo lên chầu trời thì có thể tiến hành bao sái bàn thờ ngay trong buổi sáng hoặc buổi chiều.
Thời gian thực hiện tốt nhất là từ 8h đến 11h55 hoặc 13h đến 17h55, tránh khoảng thời gian 12-13 giờ. Còn nếu gia chủ cúng ông Công, ông Táo vào chiều 22 tháng Chạp thì nên bao sái, dọn dẹp bàn thờ vào hôm sau hoặc một ngày lành khác, bởi công việc này phải làm vào ban ngày, không nên làm vào buổi tối.
Việc lau dọn bàn thờ nên được thực hiện xong xuôi trước ngày 30 tháng Chạp, bởi ngày đó, ông Công, ông Táo sẽ quay trở lại trần gian.
Ngày đẹp bao sái ban thờ 2022
Trong năm 2022, những ngày lành thích hợp để bao sái bàn thờ là: Ngày 25/1/2022 dương lịch, tức 23/12/2021 âm lịch; ngày 26/1/2022 dương lịch, tức 24/12/2021 âm lịch; ngày 28/1/2022 dương lịch tức 26/12/2021 âm lịch; ngày 31/1/2022 dương lịch, tức 29/12/2021 âm lịch.
Một số ý kiến của các chuyên gia phong thủy cho rằng, trong hoặc sau ngày 23 tháng Chạp trở đi là thời điểm tốt nhất để bao sái ban thờ. Tuy nhiên, càng về cuối năm, mọi thứ càng bận bịu, nên với các gia đình muốn linh hoạt trong việc dọn dẹp để phù hợp với kế hoạch đón Tết thì có thể chọn một ngày lành bất kỳ để lau dọn bàn thờ gia tiên, không nhất thiết phải theo kinh nghiệm dân gian là trong hoặc sau ngày 23 tháng Chạp. Chỉ cần gia chủ có lòng thành kính thì bất cứ thời điểm nào trong năm cũng đều có thể lau dọn bàn thờ được.
Trước khi thực hiện lau dọn ban thờ, gia chủ cần thắp hương, khấn vái xin phép để thần linh, gia tiên biết trong ngày hôm đó, gia chủ sẽ tiến hành bao sái bàn thờ. Người thực hiện lau dọn nên tắm rửa sạch sẽ, kiêng ăn cá chép, thịt chó, thịt mèo, uống rượu rắn trước khi thực hiện nghi lễ này.
Cách bao sái bát hương, bàn thờ vào cuối năm
Để tiến hành bao sái bàn thờ ngày Tết chu đáo và tươm tất, bạn cần chuẩn bị những dụng cụ, lễ vật sau:
Khăn lau và chổi quét bàn thờ chuyên dụng.
Nước ngũ vị hương (thường được làm từ 5 loại thảo dược: đinh hương, gỗ vang, bạch đàn, quế, hồi) hoặc rượu gừng để làm sạch đồ thờ cúng và tẩy uế.
1 Chiếc bàn con có trải vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị (nếu bàn thờ đặt chung bài vị của gia tiên và các vị Thần linh thì phải để ra hai chỗ khác nhau, không được lẫn lộn).
1 Chiếc muỗng nhỏ.
1 Mâm lễ gồm: 1 đĩa xôi, 1 đĩa trái cây theo mùa, 1 miếng thịt luộc, 1 ấm trà, 5 chén uống trà nhỏ, 3 chén rượu nhỏ, 1 chén nước sôi để nguội, 2 lọ hoa tươi, 3 lễ tiền vàng.
Hướng dẫn bao sái bàn thờ cuối năm
Bước 1: Trước khi dọn dẹp bàn thờ cuối năm, bạn cần tắm rửa sạch sẽ. Sau đó, chuẩn bị lễ cúng đầy đủ, bày lên bàn thờ, thắp hương, đọc bài khấn bao sái bát hương. Đợi cho đến khi hương tàn thì bắt đầu lau dọn bàn thờ. Bạn nên biết điều này khi bao sái bàn thờ, bát hương.
Bước 2: Hạ những đồ thờ cần lau dọn xuống bàn con đã trải giấy đỏ, riêng bát hương bạn tuyệt đối không nên di chuyển. Vì khi đặt bát hương, các gia đình đều đã xem hướng sao cho phù hợp với phong thủy, giúp hấp thụ nhiều may mắn và tài lộc. Nếu bát hương bị xê dịch thì có thể trúng phải hướng xấu, khiến gia đình gặp những điều xui xẻo.
Lưu ý: Nếu trên bàn thờ có bài vị gia tiên và những vị Thần đặt chung, bạn phải để ra hai chỗ khác nhau. Bạn cần biết điều này khi bao sái bàn thờ, bát hương.
Bước 3: Làm ẩm khăn sạch bằng rượu gừng hoặc nước ngũ vị hương để lau toàn bộ đồ thờ cúng.
Bước 4: Sau khi lau toàn bộ bàn thờ, bạn dùng một chiếc khăn khô và sạch khác để lau khô các đồ thờ cúng.
Bước 5: Sau khi lau bài vị, bạn rút tỉa chân nhang và dọn bát hương. Đầu tiên, rửa sạch hai tay bằng nước ngũ vị hương hoặc rượu gừng. Dùng muỗng nhỏ xúc tro trong bát hương ra ngoài. Tro trong bát hương có thể đổ ra ao, hồ, sông, suối và thay bằng tro mới hoặc lọc lại tro cũ để dùng.
Bước 6: Dùng khăn thấm nước ngũ vị hương và lau sạch bên ngoài bát hương. Bạn nên biết điều này khi bao sái bàn thờ, bát hương.
Lưu ý: Khi dọn dẹp bát hương, bạn không được xê dịch bát hương ra khỏi vị trí ban đầu. Khi tỉa chân nhang và lau rửa, một tay giữ bát hương, tay còn lại dọn dẹp và rút chân nhang. Nếu trạch chủ là nam thì nên giữ lại 7, 17, 27, 37 chân nhang, không được giữ 47 chân nhang vì đó là số tử. Nếu trạch chủ là nữ hoặc gia đình mẹ góa con côi, bạn nên giữ lại 9, 19, 29, 39 chân nhang, không được giữ lại 49 chân nhang. Bạn cần lưu ý điều này khi bao sái bàn thờ, bát hương.
Bước 7: Đặt lại đồ thờ cúng đúng vị trí, thay nước, chum gạo, muối (nếu có). Quét dọn bàn thờ, khấn xin thỉnh các Ngài về và báo cáo đã hoàn thành việc lau dọn.
Văn khấn bao sái bàn thờ, bát hương cuối năm (trước khi rút chân nhang)
“Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).
Tín chủ tên là............................................................... Cư ngụ tại địa chỉ:....................................................................... Hôm nay ngày..... tháng...... năm..., tín chủ con tự xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án có chút bụi bẩn, có chút chưa được tịnh tịnh, xanh yên.
Tín chủ xin kính cáo với các chư vị (tùy theo bàn thờ đó thờ Thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…), chọn được ngày lành tháng tốt hôm nay xin cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ.
Mong các vị tạm ẩn tạm lánh, độ cho con lau dọn được khang trang mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ, cho cung tài không động, cung lộc không hao.
Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành. Nếu có gì si mê, lầm lỡ kính xin được tha thứ, bỏ qua, đại xá cho.”
Sau khi đọc xong bài khấn, vái 3 vái, cắm 3 nén nhang, đợi nhang tàn rồi bắt đầu lau dọn.
Văn khấn bao sái bàn thờ
Bạn cần chuẩn bị mâm ngũ quả, hoa, trà,... đặt lên bàn thờ, thắp 3 nén nhang và đọc theo bài văn khấn dưới đây.
“Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương Chư Phật, Chư Phật 10 phương.
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng Thượng đế, Hoàng Thiên Hậu Thổ, Ngũ phương Ngũ thổ, Long mạch Thổ thần, Đông trù Tư mệnh, Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:……………… Ngụ tại:………………….
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên Cửu Huyền Thất Tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ… (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào).
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp (hoặc 30 tháng Chạp, ngày nào đó vào cuối tháng), con xin phép được bao sái lại bàn thờ gia tiên cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới (trường hợp dọn dẹp bàn thờ cuối năm) - để sạch sẽ bàn thờ cho việc thờ cúng được trang trọng, khang trang (trường hợp dọn dẹp bàn thờ vào cuối tháng), mong chư vị Phật, Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ ..., chấp thuận.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!”
Sau hơn nửa tuần nhang, bạn có thể vệ sinh bát nhang và bàn thờ. Sau khi bao sái bàn thờ xong, bạn cần đặt lại đồ thờ cúng, thay nước, chum gạo, muối (nếu có), khấn xin thỉnh các Ngài về và báo cáo đã hoàn thành việc dọn dẹp.
Văn khấn bao sái bát hương
“Con Nam Mô A Di Đà Phật!
Con Nam Mô A Di Đà Phật!
Con Nam Mô A Di Đà Phật!
Con xin kính lạy:
- Thổ Công, Táo quân, Vua bếp tại gia.
- Con lạy ông tiền chủ, bà hậu chủ.
- Con lạy Đức Sơn thần, Thần linh Thổ Địa.
- Con xin trình thỉnh: Thành Hoàng Bản Thổ Long mạch Đại Vương, con thỉnh Bản Gia Thổ công, Đông trù Tư mệnh, Táo phủ Thần quân, Thần Tài Chúa đất, hậu Thổ chủ, con thỉnh Nội gia tiên tổ, Ngoại gia tiên tổ, trên Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, cô tổ, mãnh tổ, dưới đến thúc bá, đệ huynh, cô di, tỷ muội bên nội, bên ngoại.
Họ tên ......:
Xin ông Thần bàn thờ, ông Thần bát hương cho phép con bao sái bàn thờ, bát hương.
Sau đó đọc tiếp: “Án, chiết lệ chủ lệ chuẩn đề sa ba ha” (21 lần).
Đọc tiếp: “Linh xuất lô nhang” (3 lần).
Nếu có tượng thì đọc, “Linh xuất tượng” (3 lần).
Văn khấn sau khi bao sái bàn thờ
Sắp xếp đồ cúng lên bàn thờ, thắp 9 nén hương và khấn:
“Con lạy 9 phương Trời.
Con lạy 10 phương Đất.
Con kính lạy Chư Phật 10 phương.
Con kính lạy 10 phương Chư Phật.
Con kính lạy quan đương niên, đương cảnh, quan hành khiển, Thần binh.
Con kính lạy các Ngài Ngũ phương Ngũ thổ, Tài Thần, Táo quân.
Tín chủ con là:.....................................................
Cư trú tại:.............................................................
Hôm nay tân niên xuân tiết, ngày lành tháng tốt. Con chọn được thời hoan khắc hỉ để sái tịnh lại hương án.
Nay việc dương đã tròn, cung thỉnh các vị, các Ngài hồi vị hương án cho con được tiếp tục phát tâm thờ phụng cốt vị.
Năm cũ lộc tài con xin tạ.
Năm mới lộc mới con mong cầu.
Xin các vị, các Ngài độ cho tấm lòng thành, phù hộ cho gia chủ con được an bình, thuận lợi. Xuất hành đi đến nơi, về đến chốn.
Cuộc sống duyên lành mang tới, duyên dữ mang đi.
Tài lộc đủ đầy, việc dương thăng tiến.
Tâm trần con có.
Lễ trần con dâng.
Nếu âm điều con có thiếu sót, kính xin được tha thứ, chở che.
Mong các vị, các Ngài linh thiêng giáng hạ, chúng con xin kính thành cẩn cáo.
Con Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần).”
Văn khấn rút tỉa chân hương bàn thờ Thần Tài
Trước khi rút chân hương bàn thờ Thần Tài, bạn cần đọc bài văn khấn sau:
“Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương Chư Phật, Chư Phật 10 phương
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng Thượng đế, Hoàng Thiên Hậu Thổ, Ngũ phương Ngũ thổ, Long mạch Thổ thần, Đông trù Tư mệnh, Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:................................. Ngụ tại:.................................
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên Cửu Huyền Thất Tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ X (họ nhà bạn là gì thì thêm vào), tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào).
Hôm nay là ngày ……………………. con xin phép được bao sái lại bàn thờ Thần Tài cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật, Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ X chấp thuận.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!”
Những lưu ý khi bao sái bàn thờ vào cuối năm
Nhiều gia đình có quan niệm việc bao sái phải nhờ thầy cúng hoặc pháp sư. Thực tế, bao sái nên được thực hiện bởi người chủ trong gia đình.
Trước khi thực hiện bao sái bàn thờ, bạn cần ăn mặc chỉnh tề, nghiêm túc và tắm rửa sạch sẽ.
Nên thực hiện bao sái cẩn thận, nhẹ nhàng, tránh làm rơi, vỡ những đồ thờ cúng.
Không được lau dọn bàn thờ, bài vị của gia tiên trước Thần linh. Theo quan niệm của người xưa, làm như vậy là bất kính, mạo phạm đối với Thần, Phật.
Sử dụng nước ấm khi lau dọn bàn thờ, bài vị của Thần linh, gia tiên.
Có thể đặt tiền vàng mã hoặc tiền xu trên bàn thờ, không nên đặt tiền thật vì tổ tiên và Thần linh khó về, những lời cầu nguyện của bạn sẽ không được gửi đến họ.
Trong ngày Ông Công, Ông Táo, bạn có thể bày thêm bánh kẹo và đồ vàng mã. Từ ngày 30 đến mùng 5 Tết (Âm lịch), bạn nên dán Táo quân phù để mời ông Táo quay lại.
* Bài viết chỉ mang tính tham khảo!
Khôi Nguyên (tổng hợp)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất