21/06/2015 16:47 GMT+7 | Văn hoá
Bởi chẳng có lý do gì để nói ra chuyện ấy vì đó không phải chuyện của họ. Nhưng rồi bức tường sẽ bị phá vỡ khi có những người đem chuyện ấy ra nói. Báo chí chính thống thường sẽ không nói ra bởi họ không có chứng cứ chính xác. Họ chỉ có thể viết rằng cô H, anh Y, chàng X nào đấy để cho giới nghệ sĩ biết rằng “Này, chúng tôi biết cả đấy nhưng chúng tôi vẫn đang tôn trọng luật chơi dù biết điều đó dư sức câu độc giả”. Chính điều ấy giúp cho mối quan hệ giữa báo giới và nghệ sĩ vẫn được duy trì.
Nhưng mối quan hệ ấy bị phá vỡ khi có những người dùng kênh thông tin phi chính thống để kể ra. Ngoài những thứ là tin đồn thất thiệt vỉa hè, mang tính vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân, cũng có những chuyện bị phơi bày mà chẳng rõ thực hư... chỉ chắc một điều rằng, những chuyện ấy đã luôn được ngầm thống nhất: Không thể hiện chúng ra. Bởi kể ra thì sẽ trở thành scandal. Và cho dù báo chí chính thống có biết nhưng sẽ không có ai dám đứng ra “confirm” (khẳng định) cho anh cả và vì thế anh không thể tự viết ra được. Đó chính là sự ràng buộc. Còn những kênh thông tin kia lại nói ra bất kể đúng sai và không cần ai làm chứng cả. Nó đánh đúng tâm lý tò mò của đám đông và không cần giải thích.
Báo chí chính thống khi đưa ra một sự thật như vậy, sẽ phải tự trả lời mình: Để làm gì?
Nhiều người đang gọi những kênh thông tin phi chính thống là một dạng quyền lực vì nó đang hạ bệ nhiều tên tuổi nhưng tôi thấy đó chỉ là một dạng quyền lực ảo, dễ đến và dễ đi. Đâu phải vì scandal “Thánh cô cô bóc” mà chúng ta thiếu những dẫn chứng trước đây mà bản chất của nó là hạ bệ người nổi tiếng? Có những chiến dịch như vậy đã diễn ra rần rần trên Facebook, gửi thư đến tận các sứ quán, lãnh sự quán và thậm chí lôi kéo cả báo chí vào cuộc nhưng rồi nó cũng tự chìm đi rất nhanh. Vì thực ra, những kênh này, không thể nào đủ sức đeo bám mãi được do họ tủn mủn và quan trọng là thiếu tính mục đích. Mà mục đích ấy chỉ để làm thỏa mãn cho chính người viết ra thôi, đó là động cơ cá nhân và khá mơ hồ. Đó chỉ là sự ghen tuông tức thời và không đủ sự kiên trì để đeo đuổi ngày này sang ngày khác.
Tôi thấy những chuyện này giống như những chiêu trò nối đuôi nhau, rầm rộ ban đầu và tàn đi rất nhanh. Tất nhiên không thể nói là nó không có sự tác động nhưng nó sẽ không dẫn đến đâu cả.
Ca sĩ Đức Tuấn: “Quật” lại Facebook bằng Facebook
(giaidauscholar.com) - Tôi thì nghĩ rằng những trang như “Thánh cô cô bóc” có ảnh hưởng tới cuộc sống của nghệ sĩ. Nhưng tôi thấy rằng, mức độ sự thật của những trang ấy thì không ai xác định được. Ai tin cũng được còn không thì cũng chẳng sao.
Nhưng có sự thật phải thấy rằng những trang như vậy đã tạo rating cho nghệ sĩ rất cao mà không biết điều đó là có lợi hay có hại nữa. Bản thân tôi thì tôi lại không quan tâm lắm dù tôi cũng là nạn nhân trong vụ này. Vì đối tượng khán giả của tôi thì sẽ không xem những trang này. Và nếu có những ai đọc trang đó mà có yêu tôi hơn thì tốt nhưng nếu ghét tôi thêm thì cũng chẳng ảnh hưởng gì.
Như bản thân tôi đây, bị chửi rủa không ít, bị chà đạp cũng kha khá nhưng tôi luôn nghĩ rằng ai nói thì cứ nói, quan trọng là quá trình bao lâu nay mình đã làm được gì. Cho nên những trang như vậy sẽ chẳng ảnh hưởng gì đến mình, nếu mình làm đúng.
Những phát ngôn trên Facebook không phải là báo chí. Nếu viết những điều ấy về tôi trên báo chí chính thống, tôi sẽ phản pháo ngay. Anh là nghệ sĩ, anh có fan thì chắc chắn sẽ có anti-fan. Anh trách trên Facebook, họ viết không đúng thì anh cũng phải cần củng cố trang fan của mình để quật lại họ đi.
Ca sĩ Lưu Hương Giang: Quản lý chặt chẽ thông tin, nghệ sĩ sẽ “có giá” hơn khi lên báo
Tôi nhận thấy kể từ khi có sự xuất hiện của mạng xã hội thì việc nảy sinh mối quan hệ giữa báo chí - mạng xã hội và showbiz là tất yếu, thậm chí 3 mảng hoạt động này còn rất liên quan đến nhau.
Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó. Đối với những người cần quảng bá hình ảnh rộng rãi, nhất là nghệ sĩ thì báo chí hay mạng xã hội đều là những kênh thông tin tốt nhất, nhanh nhất, không thể thiếu được.
Nhưng ngược lại tôi cảm thấy, cả hai kênh này đều phát triển nhanh quá mức và mạng xã hội thì tự do nhiều hơn. Và nếu thông tin từ đây không được kiểm soát chặt chẽ như hiện nay thì sẽ sớm dẫn đến những hệ lụy khó lường.
Ca sĩ Lưu Hương Giang
So với mạng xã hội, báo chí không chỉ cung cấp những thông tin chính xác, nhanh nhạy mà còn định hướng thẩm mỹ với vai trò chính thống của mình. Vì thế, từ trước đến nay, những “phát ngôn” của báo chí luôn được dư luận hiểu là sự thật. Nhưng bây giờ, thì niềm tin vào báo chí của dư luận cũng đã bị lung lay. Nếu sự lộn xộn trước nhiều kênh thông tin không được các cơ quan quản lý chặt chẽ như hiện nay thì công chúng cũng thật khó có lòng tin vào báo chí.
Nếu được quản lý chặt chẽ thông tin, thì nghệ sĩ cũng có giá trị hơn khi lên báo. Vì nhiều người tự xưng mình là nghệ sĩ, dùng báo chí để PR thì cũng không đóng góp gì cho nghệ thuật nhưng vẫn được nhắc đến hàng ngày.
Cũng là người dùng mạng xã hội, thi thoảng tôi cũng được báo chí lấy thông tin từ trang cá nhân của mình. Và mặc dù được lên báo với ý tốt như hôm nay tôi mặc đẹp, gia đình tôi hạnh phúc… tôi vẫn mong nhận được sự tôn trọng là hỏi ý kiến mình.
Vì có thể một câu nói trên mạng xã hội được đặt trong một hoàn cảnh khác, nếu đưa lên báo thì sẽ không còn nằm trong hoàn cảnh đó. Việc tự ý lấy thông tin, biên tập xử lý của báo chí đôi khi sẽ có những hậu quả khó lường.
Trước những hiện tượng mà mạng xã hội đang diễn ra, quan điểm của tôi là: người của công chúng vẫn là người bình thường, họ có cuộc sống riêng của họ. Nếu việc khai thác quá sâu vào đời tư, đẩy mọi thứ đi quá xa thì một lời nói cũng có thể “giết chết” một con người.
Lam Anh (ghi)
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất