07/01/2015 13:15 GMT+7 | Đọc - Xem
(giaidauscholar.com) - Tác giả Nỗi buồn chiến tranh không ngờ “đám trẻ viết tốt thế” về chiến tranh, còn Chu Lai, tác giả Vòng tròn bội bạc cảm thấy lớp nhà văn 8x, 9x thật đáng trân trọng.
Trong 2 năm, tạp chí Văn nghệ Quân đội đã giới thiệu 117 truyện ngắn của 70 tác giả ở khắp mọi miền đất nước, kể cả ở nước ngoài. Tác giả nhiều tuổi là 85, tác giả ít tuổi nhất là 23. Tác giả trẻ nhất đoạt giải là Cao Nguyệt Nguyên, sinh năm 1990, người Quảng Ninh.
Ngày nay, các tác giả quan tâm điều gì khi viết về chiến tranh và đất nước? Thứ nhất là chiến tranh cách mạng và người chiến sĩ hôm nay, thứ hai là những tác phẩm lấy cảm hứng từ lịch sử, thứ ba xoay quanh các đề tài xã hội phong phú.
Nhìn vào kết quả giải thưởng thấy một dàn gương mặt trẻ thuộc lớp 8x, 9x. Nhà văn Nguyễn Bình Phương, Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Trưởng Ban Chung khảo nói rằng: “Tuồng như đang xuất hiện một thế hệ cầm bút mới, có sức sáng tạo dồi dào, mạnh mẽ và rất cá tính”.
Nhận xét về lớp nhà văn 8x, 9x trong cuộc thi, giám khảo Nguyễn Bình Phương nói: “Họ có văn và họ viết kỹ càng. Với những tác giả trẻ như thế này, tôi thấy sức tưởng tượng của họ là đáng nể”.
Sức tưởng tượng chính là điều Nguyễn Bình Phương, nhà văn tài năng của thế hệ 6x, đánh giá cao ở thế hệ sau, khi họ không có được trải nghiệm trực tiếp về chiến tranh như các nhà văn lớp trước.
Nhà văn Bảo Ninh (tác giả Nỗi buồn chiến tranh) và nhà văn Chu Lai (Vòng tròn bội bạc, Ăn mày dĩ vãng) cũng trân trọng các nhà văn trẻ tuổi, thậm chí còn khâm phục. Trong bài trả lời phỏng vấn về cuộc thi, Nguyễn Bình Phương thuật lại rằng, nhà văn Bảo Ninh nói đại ý là ông không ngờ “đám trẻ viết tốt thế”. Còn nhà văn Chu Lai thì xúc động cho rằng “cánh trẻ mà cứ viết thế này thì quả là đáng trọng thật”.
Hạ Huyền
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất