22/07/2015 05:59 GMT+7
(giaidauscholar.com) - 1. Tuấn Hưng đăng đàn văng tục gửi BTC “Bài hát yêu thích”. Mỹ Linh lên tiếng trách Tuấn Hưng “vô văn hóa”. Tuấn Hưng phản bác lại bằng nhiều status (sau đó âm thầm xóa).
Ít ngày sau, các phóng viên văn hóa miền Bắc nhận được tin nhắn đe dọa từ người tự xưng là “anh của Tuấn Hưng”. Rồi, Phương Thanh và Trần Thu Hà tranh cãi gay gắt vì Tuấn Hưng.... “Cơn bão tranh luận” của các nghệ sĩ từ một status của ca sĩ Tuấn Hưng vẫn tiếp tục nóng trên mạng xã hội và các trang báo mạng.
Chuyện đời tư, tiểu sử của các nghệ sĩ cũng được fan của các “phe” nhắc lại nhiều để “tấn công” đối thủ. Cả những nghĩa cử đẹp của các danh ca cũng được kể đi kể lại như tấm khiên đạo đức mà các Fan dùng để bảo vệ thần tượng.
Tục ngữ Hi Lạp có câu: “Khi thượng đế muốn hủy diệt một người nào đó, trước hết, Ngài sẽ biến kẻ đó thành một vị thần”. Đó là cũng cách những những người hâm mộ cực đoan đang hủy hoại thần tượng của mình. Họ bao biện vô điều kiện bất kể thần tượng phải- trái; đúng- sai vì họ coi thần tượng là thần thánh.
Đơn cử như trường hợp của Tuấn Hưng, anh vẫn được người hâm mộ ủng hộ? “Bởi Tuấn Hưng cũng là con người, cũng có quyền hỉ nộ ái ố”; “Vì Tuấn Hưng thẳng thắn, không “đạo đức giả” như những nghệ sĩ khác”; “Do Tuấn Hưng là số ít đàn ông đích thực trong giới Showbiz nên sự “cương trực” của anh bị người khác ghen ghét”... Vô vàn “lá chắn” được các Fan mang ra để bảo vệ Tuấn Hưng.
Nhưng việc người hâm mộ bảo vệ thần tượng của mình bằng “tình yêu lung linh” (như tên bài hát nổi tiếng của ca sĩ này) vô hình trung gây hại cho Tuấn Hưng. Tình yêu cần nhiều hơn thế. Cụ thể, ở đây, tình yêu người hâm mộ dành cho thần tượng cần đặt bên lý tính tỉnh táo khuyên can.
Bởi chừng nào người hâm mộ còn ủng hộ Tuấn Hưng một cách mù quáng, chính họ vô tình tiếp tay để hủy hoại danh tiếng của thần tượng bằng cách thách thức dư luận.
Đồng tình rằng Tuấn Hưng có quyền bày tỏ cảm xúc, nhưng dù muốn hay không, Tuấn Hưng cần hiểu dư luận đã định vị anh là người của công chúng, phát ngôn của anh có ảnh hưởng tới nhiều người trẻ. Hơn thế, những lời lẽ tục tĩu của anh không phải là chửi đổng mà có đối tượng đích rõ ràng (BTC chương trình Bài hát yêu thích và nhạc sĩ Huy Tuấn). Nên, những lập luận của Fan nhằm bảo vệ “thần tượng” của mình là duy tình, khó chấp nhận.
2. Viết đến đây, tôi chợt nhớ tới chi tiết nhỏ trong bộ phim “Dịch cười” của đạo diễn Đỗ Minh Tuấn. Trong phim, khi tưởng nhầm thủ trưởng mất chiếc nhẫn kim cương, cả một công trường đã ngừng sản xuất để tìm lại nhẫn, để ánh hào quang từ viên kim cương lại lấp láy trên đôi tay “chém gió phần phật” của thủ trưởng.
Trong lúc kỹ sư, công nhân của công trường cởi hết quần áo để tát ao, mò nhẫn, đám trẻ nghịch ngợm trong vùng đã ăn trộm hết số quần áo trên bờ. Thời buổi thiếu thốn, công trường không sao lo được quần áo cho nhân viên đành xin địa phương hỗ trợ. Địa phương cũng không lấy đâu ra quần áo để cung cấp cho số nhân công khổng lồ.
Cuối cùng, địa phương đã đưa cho công trường mượn phục trang của tuồng chèo và đồng phục của bệnh nhân tâm thần cho những người “xả thân” bảo vệ ánh hào quang lấp lánh và không có thật. Sự thật, thủ trưởng của họ không có nhẫn kim cương như họ tưởng nhầm.
Mỹ Mỹ
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất