20/05/2016 19:28 GMT+7
(giaidauscholar.com) - Với những cách tân, với những thay đổi, Luis Enrique đã biến Barca thành đội bóng của riêng mình.
Một Barca rất... Enrique
Điều này sẽ không bao giờ xảy ra nếu Pep Guardiola vẫn còn ở Camp Nou. HLV huyền thoại xứ Catalunya, người đã biến Barca thành một đội bóng có lối đá hào hoa nhất thế giới, chắc chắn sẽ cảm thấy khó chịu trước cái cách mà đội bóng cũ của mình đã chơi trước Granada nói riêng và rất nhiều lần ở mùa giải vừa qua nói chung.
Thay vì chơi thứ bóng ngắn truyền thống, các cầu thủ Barca đã chơi bóng dài ở trận đấu này. Chính Iniesta, người đang được coi là "bộ não" của tika-taka lại là người sử dụng những đường chuyền dài nhiều nhất. Cùng với Mascherano, Iniesta luôn quan sát và phất những đường bóng có độ chính xác cao về hai cánh. Bàn thắng thứ hai của Luis Suarez là một ví dụ điển hình. Iniesta phất bóng, Alves băng như một mũi tên bên cánh phải rồi chuyền vào trong để tiền đạo người Uruguay băng vào đánh đầu cắt mặt. Đó là một sản phẩm rất hiếm của Barca dưới thời Pep nhưng lại xuất hiện nhiều với Enrique.
Đó là sự khác biệt giữa hai HLV cùng chơi cho Barca thời còn là cầu thủ, cùng dẫn dắt đội trẻ và sau đó được dẫn dắt đội chính. Yếu tố con người đã tạo ra sự khác biệt này. Hơn một nữa cầu thủ hiện tại của Barca chưa từng chơi một phút nào dưới triều đại của Pep. Những người từng được dẫn dắt bởi Pep là Iniesta, Messi, Busquets, Pique và Alves thì lại không ngừng tiến hóa. Họ thay đổi để đi theo triết lý bóng đá mới của Enrique. Trong mùa giải thứ hai của mình, Enrique đã biến Barca thành của riêng ông. Chức vô địch Liga lần thứ hai liên tiếp chính là một lời khẳng định cho điều đó.Hết rồi chứng “phụ thuộc Messi”
Barca của Enrique ra sao? Đó là việc ông kết hợp nhiều yếu tố khác nhau vào lối chơi của đội bóng này. Bàn đầu tiên trước Granada là một pha phối hợp có dấu ấn từ thời Pep. Neymar chọc khe, Alba thoát xuống và căng ngang để Suarez đệm bóng vào lưới trống. Bàn thứ 2, như đã nói ở trên, xuất phát từ một đường bóng dài. Bàn thứ 3 lại đến từ một pha tấn công trung lộ. Tất cả đều cho thấy sự đa dạng trong lối chơi của đội bóng này. Ở đó, Enrique không duy ý chí phải tập trung vào một miếng đánh nhất định. Ông cho phép các học trò của mình thoải mái thực hiện các ý tưởng sáng tạo của riêng mình, miễn sao tìm được cái đích cuối cùng là bàn thắng.
Điều này được giải thích rõ nhất qua phong độ ấn tượng của Luis Suarez. Lần đầu tiên từ năm 2009, mới có một tiền đạo Barca ghi bàn nhiều hơn Messi. Trong khi ngôi sao người Argentina có 26 bàn, Suarez lại có đến 40 bàn. Nếu Barca của Pep vẫn còn phụ thuộc lớn vào Messi thì hội chứng này dường như đã kết thúc dưới triều đại của Enrique. Các tiền đạo của Barca không còn phải chơi để phục vụ Messi nữa, họ chơi vì chính họ và tỏa sáng khi có cơ hội.
Đáng kể nhất phải là sự thích nghi của Iniesta. Ngôi sao người Tây Ban Nha không chỉ là đội trưởng của Barca mà còn là nhân chứng cho sự thay đổi để thích nghi với lối chơi mới. Iniesta không còn là một cỗ máy chuyền bóng ngắn đơn thuần. Anh có thể đi bóng, thực hiện những cú phất bóng dài với độ chính xác cao. Ở tuổi 32, Iniesta thay đổi các trận đấu của anh theo tính toán của HLV và anh vẫn luôn làm tốt từ những thay đổi ấy.
Khi một cầu thủ có “chất tiki-taka” nhất thay đổi, việc những người còn lại thay đổi cũng là một hệ quả tất yếu.
Trần Giáp
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất