Nhớ mãi một lần đi xem Barca ở Nou Camp

20/08/2015 11:26 GMT+7

(giaidauscholar.com) - Đi xem bóng đá thế giới không chỉ là được tận mắt thấy những ngôi sao hàng đầu mà còn là sự trải nghiệm việc làm thượng đế mà các CLB dành cho người hâm mộ. Dưới đây là chia sẻ của một CĐV vừa trở về từ Nou Camp. 

Tôi từng đến thành phố Bacerlona và lần trở lại, tôi vẫn quyết sẽ đến sân Nou Camp. Thực tế thì hầu hết các khách du lịch khi đã tới Barcelona đầy phong cảnh đẹp và bề dày lịch sử đều ghé thăm sân bóng lừng danh này. 

Lần này may mắn hơn, khi tôi cùng gia đình đến Bacerlona thì còn 2 ngày nữa là diễn ra trận đấu giao hữu tranh cúp Joan Gamper với CLB As Roma.

Mua vé xem không cần công văn

Gia đình tôi e sợ rằng mình sẽ không thể mua nổi vé nếu như mọi thứ đều phiền phức như ở Việt Nam. Trận đấu thì rất cuốn hút. Vì có cả Messi. Khách du lịch gặp nhau ai cũng hỏi có đi xem đá bóng không. Nhưng, không giống như ở Việt Nam chen lấn để mua vé như ở Mỹ Đình khi xem ĐTVN đá với Arsenal hay Man City. 
Khách du lịch từ khắp thế giới đổ về xem Barca

Tôi tìm hiểu và hơi bất ngờ khi không phải đến san Camp Nou để mua vé mà ra ngay cửa hàng bán quần áo và đồ lưu niệm của CLB (ở Bacerlona rất nhiều cửa hàng bán từ bé đến to đều gắn phù hiệu biểu tượng CLB) và mua luôn tai đó! 

Hoàn toàn không có chen lấn xô đẩy, dù xếp hàng khá dài và chẳng có an ninh viên. Nhân viên bán vé chìa cho tôi môt cái iPad có sơ đồ ở sân. Tôi chọn chỗ, quẹt thẻ - trả tiền, còn cô nhân viên ấn "enter" rồi qua quầy lấy vé. Thế là xong, mọi thứ đơn giản như mua một món quà lưu niệm. 

Ở Bacerlona chỉ những trận giao hữu ,hoặc đá cúp . thì không phải hội viên CLB cũng mua được vé. Còn trận đấu ở Liga, chắc phải mua vé ngoài chợ đen. 

Ra sân là một ngày hội

Trận đấu bắt đầu lúc 22 giờ đêm (3 giờ sáng giờ Vn) nhưng gia đình quyết định xuất phát từ lúc 18 giờ cho chắc. Cứ nghĩ mình đi sớm, ai ngờ khi đi Metro (tàu điện ngầm), thây rất đông cổ động viên và khách du lịch và tất cả mọi ngả đường đang đổ về sân Camp Nou. Bóng đá như là một tôn giáo của người dân Barcelona và Barca thực sự là niềm tự hào xứ Catalan.
Màn giới thiệu cầu thủ, trong đó có Messi trước mùa bóng mới
2 giờ trước trận đấu, không khí quanh sân vô cùng vui nhộn. Người mua đồ ăn, đồ uống, người tìm kiếm đồ lưu niệm. Các quầy hàng đều đông nghịt, nhưng vô cùng trật tự. Tự nhiên, tôi cũng thèm các sân bóng ở Việt Nam được như thế, đông mà trật tự. 

Phía bên trong, khán đài với gần trăm ngàn chỗ ngồi phủ kín đã hơn nửa. Những kẻ lơ ngơ như chúng tôi đều được những nhân viên ở sân tận tình chỉ dẫn. Phương châm của Barca, rằng "còn hơn cả một CLB". Hơn một CLB thì phải là gia đình, mà các nhân viên và các CĐV cũng là thành viên của gia đình vĩ đại ấy. 

Các CĐV Việt Nam trên sân Nou Camp

Thay vì làm nóng một vài ca sĩ ra nhún nhảy thì là một màn trình diễn ánh sáng có cả sự cộng hưởng từ những ánh đèn của các chiếc điện thoại của người hâm mộ. Thay vì các bài diễn văn lê thê là màn trình diễn pháo hoa tưng bừng. Thay vì để các cầu thủ đứng tới mức nguội lạnh chờ những bó hoa là màn giới thiệu các cầu thủ bước vào mùa giải mới. 

Cả thế giới đi xem Barca

Trong cái sân có sức chưa gần trăm ngàn chỗ ngồi đêm ấy đã trở thành nơi tụ hội của những người khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Tôi hỏi "từ đâu đến" thì câu trả lời hầu như không ai giống ai: "Từ Italy", "từ Nhật", "từ Australia", "từ Bỉ", "từ Hàn Quốc", "từ Anh"...

Bóng đá đã trở thành mũi nhọn chủ lực cho ngành công nghiệp không khói ở Tây Ban Nha nói chung và Barcelona nói riêng, trong một vòng tròn khép kín mà hầu hết mọi người khách du lịch đều như thế: Các bãi biển, sân vận động, các bảo tàng, các trung tâm mua sắm, các nhà hát về đêm...
Ngọc Sơn

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm