Thủ tướng Pháp Gabriel Attal đã cam kết hành động nhiều hơn để đáp ứng yêu cầu của nông dân, một ngày trước cuộc biểu tình lớn của nông dân nhằm yêu cầu chính phủ tạo điều kiện tăng thu nhập và điều kiện sống tốt hơn.
Theo hãng tin Reuters của Anh, một nhóm nhỏ các nhà hoạt động có quan điểm bài Hồi giáo ngày 25/7 đã tổ chức biểu tình và đốt kinh Koran trước Đại sứ quán các nước Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ ở thủ đô Copenhagen của Đan Mạch.
Sở Cảnh sát thành phố New York (Mỹ) đã dựng các hàng rào bằng kim loại quanh tòa Tháp Trump và chặn các ngả đường gần Tòa án hình sự Manhattan, trong bối cảnh dự báo sẽ có các cuộc biểu tình trước khi cựu Tổng thống Donald Trump sẽ ra trình diện trước cơ quan công tố ngày 4/4.
Bộ Nội vụ Pháp ngày 28/3 cho biết khoảng 740.000 người đã tham gia các cuộc biểu tình trên toàn nước Pháp nhằm phản đối luật cải cách hưu trí của Tổng thống Emmanuel Macron.
Ngày 2/5, cảnh sát Bỉ đã phải dùng tới vòi rồng và đạn hơi cay để giải tán hàng trăm người tụ tập ở một công viên tại thủ đô Brussels phản đối các quy định về phong tỏa.
Ngày 15/4, giới chức Chicago, bang Illinois, Mỹ đã công bố đoạn băng hình của cảnh sát, trong đó ghi lại khoảnh khắc cảnh sát bắn chết một thiếu niên người Mỹ gốc Latin 13 tuổi.
Rạng sáng nay theo giờ Hà Nội, tại thành phố New York (Mỹ) đã xảy ra một vụ lao xe ô tô vào người biểu tình khiến nhiều người bị thương. Cảnh sát chưa kết luận về nguyên nhân vụ việc.
Ngày 30/8, hàng trăm người dân tại thành phố Boston, thuộc bang Massachusetts của Mỹ, đã xuống đường biểu tình phản đối quy định của bang này bắt buộc tiêm chủng ngừa cúm đối với sinh viên - biện pháp được đưa ra nhằm giảm tác động của dịch COVID-19.
Phóng viên TTXVN tại châu Phi ngày 4/7 dẫn thông báo của cảnh sát Ethiopia cho hay ít nhất 166 người đã thiệt mạng trong những vụ biểu tình bạo lực làm rung chuyển quốc gia này trong những ngày gần đây sau cái chết của ca sĩ nhạc pop Hachalu Hundessa.
Mỹ sẽ thành lập lực lượng đặc nhiệm để đấu tranh với làn sóng “những phần tử cực đoan chống chính phủ” gây ra tình trạng bạo lực giữa lúc những cuộc biểu tình chống bạo lực cảnh sát làm rung chuyển nước Mỹ.
Truyền thông Mỹ ngày 20/6 đăng tải những hình ảnh cho thấy người biểu tình đã kéo đổ bức tượng duy nhất của vị tướng thuộc liên quân Mỹ Albert Pike ở thủ đô Washington.
Ngày 12/6, Thủ tướng Anh Boris Johnson cảnh báo rằng các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc tại nước này đang bị "những kẻ cực đoan giật dây", thể hiện qua các cuộc tấn công vào các di tích quốc gia nhằm "hủy hoại quá khứ của đất nước".
Theo Tiến sĩ Meena Bose xã hội và người dân Mỹ đang trải qua một thời điểm thử thách hết sức căng thẳng khi cùng lúc đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp như đại dịch COVID-19, các vụ biểu tình phản đối nạn phân biệt sắc tộc sau cái chết của công dân da màu George Floyd.