11/05/2023 19:24 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Tưởng không liên quan nhưng cách trả lời cũng khiến nhà tuyển dụng quyết định có chọn bạn hay không đấy!
Thị trường tuyển dụng thời gian gần đây ngày càng gắt gao bởi không chỉ đưa ra những câu hỏi về kiến thức chuyên môn, nhiều công ty còn “thử tài” ứng viên bằng cách đưa ra loạt tình huống. Cũng từ đây mà nhiều câu hỏi “khó đỡ”, tưởng chừng không liên quan được cộng đồng mạng bàn tán nhiệt tình.
Mới đây trên một diễn đàn, một người chia sẻ đi phỏng vấn vị trí thực tập sinh Marketing nhưng được hỏi: “Em khiêng nổi 2 thùng nước lên tầng 3 không?” khiến người này ngỡ ngàng, bối rối không biết phải đáp lời thế nào.
Phía dưới phần bình luận, netizen thi nhau “hiến kế”, đưa ra câu trả lời một cách thông minh, hài hước nhưng vẫn thể hiện được tính cách của bản thân. Trong khi một số người tỏ ra khó hiểu vì câu hỏi này, nhiều người lại cho rằng tất cả những gì nhà tuyển dụng đưa ra đều có lý do.
- “Nếu là mình, mình sẽ trả lời: Em còn sửa được máy lạnh, sửa điện dân dụng, điện công nghiệp, dọn dẹp nữa”.
- “Nhanh trí trả lời em bê lên tầng 5 cũng được, đậu ngay và luôn chứ gì!”.
- “Câu hỏi mô tả nghề nghiệp luôn đó mọi người. Marketing không phải chỉ ngồi yên một chỗ đâu, cũng cần sức khoẻ nữa đó”.
- “Ai làm nghề này rồi mới hiểu, kết hợp với sự kiện có hôm phải bê 10 thùng nước rồi một đống ẩn phẩm ý chứ, 2 thùng đã là gì”.
- “Mình đánh giá HR này phải có kinh nghiệm dữ lắm mới hỏi câu này đó. Xưa mình cũng làm marketing, cái gì cũng vác luôn mà”.
Bên cạnh đó, dân tình cũng hăng hái chia sẻ về những câu hỏi “khó đỡ” từ nhà tuyển dụng khi đi xin việc. Phần đông đều cảm thấy vô lý và không thoải mái khi gặp những câu hỏi mở hoặc tình huống không liên quan đến chuyên môn.
- “Hôm trước mình cũng được hỏi câu tương tự như này. Chị nhân sự hỏi mình biết lau nhà không? Mình nghĩ đi nghĩ lại không biết tuyển vị trí hành chính - nhân sự hay tuyển tạp vụ nữa”.
- “Trước mình đi phỏng vấn, chị HR hỏi: ‘Em nghỉ công việc trước thì tiền đâu em xài tới nay?’. Mình nghe xong mà điêu đứng”.
- “Đi phỏng vấn mình ngại nhất mấy câu hỏi về công ty cũ. Chẳng hạn như: ‘Công ty cũ tốt vậy tại sao nghỉ’, mình thấy vừa kém tế nhị lại chẳng liên quan đến buổi phỏng vấn”.
- “Hồi mới ra trường, đi thi tuyển họ hỏi mình có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Và thế là mình rớt”.
- “Tuyển tập câu hỏi: Có người yêu chưa, bao giờ lấy chồng, bao giờ sinh con,... lúc nào mình cũng được hỏi. Nhiều khi tưởng đang đi gặp họ hàng ngày Tết chứ không phải đi xin việc nữa. Chả hiểu kiểu gì”.
Tuy nhiên trên thực tế, mọi câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra đều không hề vô nghĩa hay “nhảm nhí” như mọi người thường nói. Họ có thể đưa ra một câu hỏi vô thưởng, vô phạt nhưng cách ứng viên ứng xử và trả lời câu hỏi đó ra sao sẽ là căn cứ để lãnh đạo đánh giá tính cách, kinh nghiệm xem có phù hợp với công việc hay không.
Chưa kể càng ngày, các công ty càng ưu tiên những ứng viên có trải nghiệm thực tế. Tức là, không chỉ giỏi chuyên môn, lý thuyết đơn thuần mà còn cần có cách ứng xử hài hoà trong môi trường làm việc hoặc đối với các công việc yêu cầu giao tiếp, gặp gỡ đối tác.
Các câu hỏi tình huống giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá được phản xạ, tính cách cũng như thái độ, khả năng tư duy, giải quyết vấn đề của ứng viên. Nếu bạn trả lời nhanh nhạy, tinh tế chắc chắn sẽ gây ấn tượng và nhận được công việc như ý. Ngược lại, nếu không khéo léo trong cách trả lời, tỏ thái độ khó chịu hay thậm chí “bật lại” thì bạn có thể phải đứng dậy và không hẹn gặp lại lần sau mà thôi.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất