Sự kiện ầm ĩ suốt mấy ngày qua của làng túc cầu nội không hẳn là việc các đại gia như Công an Hà Nội, Nam Định hay Bình Định... đồng loạt ngã ngựa, mà là chuyện lùm xùm liên quan đến tuổi thật của một cầu thủ nhí tại VCK giải bóng đá Nhi đồng toàn quốc đang diễn ra tại Đắk Lắk.
Thành công của các giải đấu sân 7 trong thời gian qua, với đỉnh cao là giải Ngoại hạng Sài Gòn (SPL) được đưa vào hệ thống thi đấu quốc gia 7 người và duy trì 5 năm qua đã giúp phong trào này phát triển mạnh tại TP.HCM.
Ngoài 2 CLB Sài Gòn FC và TP.HCM đang thống trị ngôi đầu của V-League 2020, bóng đá TPHCM tiếp tục đón nhận tin vui lớn khi thế hệ mầm non của địa phương này rất đam mê bóng đá. Bằng chứng là tại Festival bóng đá học đường TP.HCM năm học 2019-2020 có số lượng học sinh tham dự kỷ lục.
Liên đoàn bóng đá Thái Lan (FAT) sau khi tham khảo ý kiến nhiều CLB đã quyết định tinh giảm hai hạng đấu 3 và 4 ở quốc gia này sang chỉ còn một hạng đấu là Thai League 3.
Cựu đội trưởng ĐTQG Lê Công Vinh sau khi chia tay chức vụ cấp cao ở CLB TP.HCM quyết định lấn sân sang lĩnh vực “trồng người”. Thành công ban đầu từ Học viện CV9 giúp Công Vinh tiếp tục hợp tác với một tập đoàn giáo dục khác để đào tạo cầu thủ trẻ.
Giải Thể thao sinh viên Việt Nam (Vietnam University Games - VUG) đã được mở màn ở khu vực Hà Nội với những trận đấu trong bộ môn futsal vào hôm nay (3/3).
Như chủ trương đã thông qua của lãnh đạo ngành thể thao TP.HCM, những ngày cuối năm 2017, thành phố liên tục tổ chức những giải đấu cho các em học sinh. TP.HCM kỳ vọng sẽ làm lại đỉnh cao bắt đầu từ những tài năng ngồi trên ghế nhà trường.
Sau 4 năm đi vào hoạt động thực tiễn, chương trình “Bóng đá học đường” đã có bước tiến đáng kể khi đi vào thực chất cuộc sống các em học sinh. Mỗi năm, có hàng vạn học sinh được hưởng niềm vui từ trái bóng tròn mang lại.
Sau 4 năm liên tiếp được duy trì với sự phát động của Liên đoàn bóng đá TP.HCM và nhà đồng hành Nestlé Việt Nam, Vòng chung kết Festival Bóng đá học đường năm học 2016-2017 tiếp tục ghi nhận thành công từ những con số ấn tượng.
Hôm nay(15/1), tại SVĐ Xuân La- Hà Nội, gần 500 VĐV không chuyên đã tham gia nhiều hoạt động thể thao mang tên “AIA Vitality Day - Cùng sống khoẻ” với cơ hội được chơi bóng ngay tại sân nhà của CLB đang thi đấu tại giải Ngoại Hạng Anh, Tottenham Hotspur.
Đây là chương trình nằm trong Dự án Bóng đá học đường của Liên đoàn bóng đá TP.HCM (HFF) nhằm phát triển bóng đá TP.HCM trong tương lai gần. Mùa giải thứ 3, BTC đã gây ấn tượng mạnh với số lượng trường tham gia kỷ lục.
Từ lời “hiệu triệu” của Trần Lê Quang Châu, cựu cầu thủ trẻ Công an TP.HCM (cũ) và giờ là một chiến sỹ ngành Công an, ý tưởng phôi thai về việc thành lập một Trung tâm bóng đá & Giáo dục thể chất cộng đồng đã và đang thành hình...
Nằm trong chương trình “Bóng đá vì ngày mai” mà LĐBĐ TP.HCM (HFF) chú tâm xây dựng nhiều năm qua, bóng đá học đường ở TP.HCM đã có những bước tiến vững chắc.
Hôm qua, đội U13 bóng đá học đường Yamaha 2015 dưới sự dẫn dắt của HLV trưởng Lưu Danh Minh, HLV Nguyễn Huy Hoàng và thầy Nguyễn Tiến (HLV đội trường THCS Ngọc Lâm) đã thi đấu trận cuối cùng trong lịch trình du đấu Nhật Bản.
Trao đổi với báo Thể thao & Văn hóa, ông Trần Anh Tú, Chủ tịch LĐBĐ TP.HCM cho rằng, hiện nay bóng đá học đường Việt Nam mới chỉ đang chập chững trên con đường phát triển