23/10/2014 16:01 GMT+7 | Bóng đá Việt
(giaidauscholar.com) - Đội U19 Việt Nam, đội tuyển Olympic và bóng đá nữ khởi sắc nhưng vẫn không làm thay đổi hiện trạng của bóng đá nước nhà với những mục tiêu cơ bản, nếu không nói chúng ta đang thua một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
Câu chuyện TĐCS.Đồng Tháp đang đứng trước nguy cơ dừng cuộc chơi vào lúc này làm người ta giật mình nhớ về thực trạng V-League còn quá nhiều nỗi lo.
Hãy so sánh với bóng đá Myanmar khi U19 của họ đã đoạt chiếc vé dự World Cup U20 năm 2015. Hay bóng đá nữ Thái Lan đã đánh bại Việt Nam để dành vé dự VCK World Cup…
Bóng đá cần đẹp, cần lôi kéo khán giả, nhưng nền bóng đá cũng cần thành tích, cần chinh phục được mục tiêu cụ thể, mà điều này rõ ràng chúng ta chưa làm tốt khi đã thất bại ở quá nhiều mục tiêu quan trọng.
V-League cũng đang thực sự đáng lo ngại. Chuyện của TĐCS.Đồng Tháp không mới, trong điều kiện đa số đội bóng chúng ta lâu nay vẫn phải sống dựa vào nhà tài trợ. Mà rất nhiều nhà tài trợ đang lao đao với cuộc khủng hoảng kinh tế chưa có điểm dừng. Do đó, việc doanh nghiệp thân quen không mặn mà với bóng đá Đồng Tháp, hay nhiều nhà tài trợ khác lần lượt rút lui khỏi bóng đá cũng là điều tất yếu.
Để khắc phục nguy cơ rút chạy tập thể của các nhà tài trợ vẫn là câu chuyện dài, chưa thấy lối ra. Hơn 2 tháng nữa, sân cỏ nước nhà bước vào guồng quay mới, nhưng vẫn chưa thấy nhiều điểm sáng trong quá trình chuẩn bị của các đội. Hầu hết các đội đang quá trình tập trung cũng bị động cho kế hoạch của mình do kinh phí không còn xông xênh.
“Đêm dài lắm mộng”, bây giờ những nhà tổ chức không khỏi thon thót sợ cảnh có thêm đội giải tán. Hòa Phát.HN, Navibank Sài Gòn, XMXT.SG, V.Ninh Bình, HV.An Giang đã bỏ cuộc chơi, nếu TĐCS.Đồng Tháp nối gót thì chắc chắn đây không phải là trường hợp cuối cùng với kiểu làm bóng đá chuyên nghiệp “ăn đong” từng mùa.
Là người hiểu khá thấu đáo các vấn đề nghiêm trọng của bóng đá chuyên nghiệp, bầu Hiển từng phát biểu: “Cần lắm một “Hội nghị Diên Hồng” cho bóng đá Việt Nam”.
Bóng đá Việt Nam hội nhập quốc tế từ năm 1991, V-League đã có 14 năm lên chuyên, bao nhiêu tâm lực tiền của đổ vào, nhưng rồi mọi thứ cứ chông chênh, loạng choạng, thực sự rất cần phải trải qua một cuộc thay đổi toàn diện.
Trần Tuấn
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất