Cuối cùng, V-League 2019 về đích an toàn

25/10/2019 05:42 GMT+7 | Bóng đá Việt

(giaidauscholar.com) - Rốt cuộc, V-League 2019 cũng đã về đích “an toàn”sau 8 tháng ròng rã với nhiều quãng nghỉ. Bản tổng kết sân chơi cao nhất quốc nội năm nay toát lên gam màu nhàn nhạt và không có nhiều điểm nhấn. Chất lượng của giải VĐQG chưa tương xứng với những ưu thế cùng điều kiện được tạo ra để phát triển. Cùng với đó là sự tương phản với ĐTQG đang ở mảng màu sáng hơn qua nhiều giải đấu.

Lịch thi đấu bóng đá Futsal Đông Nam Á. Trực tiếp Việt Nam đấu với Thái Lan, Indonesia vs Myanmar. Trực tiếp VTC3, BĐTV

Lịch thi đấu bóng đá Futsal Đông Nam Á. Trực tiếp Việt Nam đấu với Thái Lan, Indonesia vs Myanmar. Trực tiếp VTC3, BĐTV

Lịch thi đấu bóng đá futsal Đông Nam Á 2019 hôm nay. Lịch thi đấu bán kết futsal Đông Nam Á. Trực tiếp futsal Việt Nam đấu với Thái Lan, Indonesia vs Myanmar.  Trực tiếp trên VTC3, VTC8, BĐTV.

Hà Nội vô địch lần thứ 5 trong lịch sử CLB còn Khánh Hòa xuống hạng sau đúng 5 mùa trở lại V-League. Sự trở mình đáng kinh ngạc của CLB TP.HCM trong khi Thanh Hóa hay HAGL mang tên những thất vọng. Bạo lực dưới sân cỏ vắng đi nhưng bạo lực trên khán đài đậm đặc với nỗi ám ảnh mang tên pháo sáng. Cùng với đó là sai sót cứ đến hẹn lại lên của công tác trọng tài. Đã xong một vòng quay, giờ là lúc chúng ta cùng nhìn nhận những gì V-League để lại.

Giá trị của Hà Nội FC và màn “lột xác” của CLB TP.HCM

Mới chỉ 10 năm lên chơi V-League, đội bóng Thủ đô đã có tới 5 lần đăng quang (2010, 2013, 2016, 2018 và 2019) cùng với đó là 4 ngôi á quân. Đó là một kỷ lục, một di sản đồ sộ về danh hiệu hay một giá trị đã được khẳng định dù lịch sử CLB còn non trẻ. Sẽ không quá nếu chúng ta gắn cho họ những mỹ từ như thế.

Nhìn vào hành trình vô địch của Hà Nội FC mùa này hơn cả chuyên môn đơn thuần, đó là khát khao và cả động lực nữa, khi chưa muốn dừng lại và cả chuyện phải đi thêm những bước xa hơn. Phải căng mình ra đá trên nhiều mặt trận nhưng quyết tâm và năng lực thật sự đã giúp họ đã và đang đi đến những thành quả cuối cùng trong suốt mùa giải. Vô địch V-League sớm 2 vòng đấu, lọt vào đến trận chung kết liên khu vực AFC Cup 2019 và chỉ còn cách danh hiệu đang thiếu: Cúp quốc gia 2 trận.

Với tất cả những điều đó, câu hỏi được đặt ra lúc này là “đội bóng nào và thời điểm nào Hà Nội sẽ bị soán ngôi trong nước?” cùng với đó họ sẽ có tham vọng và lộ trình gì để nâng tầm đội bóng cho những cái đích cao hơn.

Nếu những gì Hà Nội FC để lại nằm trong dự đoán thì gương mặt khác hẳn chỉ qua 1 năm nơi CLB TP.HCM khiến chúng ta ngỡ ngàng. 8 chiến thắng 3 trận hòa đã giúp đội bóng Sài thành vô địch lượt đi và so kè cùng Hà Nội xuyên suốt hành trình, họ đã phả một làn gió tươi mới vào bức tranh V-League năm nay. Từ vị trí suýt xuống hạng mùa trước, nỗ lực vươn mình của CLB TP.HCM đáng để ghi nhận trong bối cảnh cả làng bóng đá nội không nhiều đội muốn đua vô địch.

Đội bóng thành phố từ quản lý, điều hành đến vị trí cầm quân cơ bản là những con người nhiều kinh nghiệm, thêm vào đó là tiềm lực tài chính dồi dào. HLV Chung Hae Seong sẽ tiếp tục gắn bó với bản hợp đồng 3 năm. Tham vọng của họ là rõ ràng và những chia sẻ của ông Chung Hae Seong rằng mục tiêu vô địch không chỉ năm nay và còn cho cả tương lai. Tất cả chúng ta cùng chờ xem tham vọng của họ có thành hiện thực ở mùa giải mới hay không?

Trong ngày Hà Nội FC nâng cúp ở đất Mỏ cũng là lúc Nguyễn Văn Quyết nhận danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất V-League 2019 từ BTC giải đấu. Đó là ghi nhận, là phần thưởng xứng đáng dành cho Quyết “rừng”. Với 9 bàn thắng cùng 7 đường kiến tạo, đó là con số thống kê còn đóng góp của Văn Quyết vào ngôi vô địch của đội bóng thì quá rõ ràng. Cũng cần nhớ rằng, trước đó Văn Quyết chấn thương và chỉ trở lại đầu giai đoạn lượt về nhưng vẫn thể hiện một phong độ xuất sắc. Đáng nói khi đây là mùa giải thứ 2 liên tiếp, Văn Quyết được xướng tên ở hạng mục này.

Chú thích ảnh
Trong ngày Hà Nội FC nâng cao chức vô địch cũng là lúc Khánh Hòa nói lời chia tay với V-League: Ảnh: Hoàng Linh

Có lẽ Văn Quyết là cái tên dấy lên tranh cãi và cả góc nhìn khác nhau về anh của sân cỏ nước nhà. Thủ quân của Hà Nội FC có thừa tài năng nhưng bên cạnh đó là cá tính xù xì, gai góc và cả những tiểu xảo của Văn Quyết trên sân. Cũng chính từ đó mà anh phải nhận án treo giò 3 trận cuối mùa như một vết gợn nhỏ cho những đóng góp của mình.

Nỗi buồn Khánh Hòa và thất vọng bóng đá xứ Thanh…

Khánh Hòa đã nỗ lực tột cùng trong cảnh khốn khó. Đội bóng phố biển Nha Trang khó cả con người vì đã già đi, khó khi tiềm lực tài chính eo hẹp đã đành và khó cả bởi “thân cô, thế cô” như chính lời HLV Võ Đình Tân tâm sự. Không thuộc hàng đại gia nhưng vài năm qua Khánh Hòa luôn tỏ ra “ngổ ngáo tử tế” khi ra sân. Họ gây nhiều khó chịu cho các ông lớn và mùa trước đã có tấm HCĐ. “Vua trụ hạng” một thời bây giờ đành ngậm ngùi chia tay V-League, không biết Khánh Hòa sẽ trôi luôn hay kịp trở lại như cái cách họ đã trở lại ấn tượng 5 năm qua.

Bầu Đệ cùng bóng đá xứ Thanh kịp níu lại hy vọng qua tấm vé đá play-off. Nhưng từ ngôi á quân mùa trước đến cảnh phải đá trận “xanh-chín” như hôm nay là lỗi ở đâu!. Lỗi cả hệ thống hay chính từ “Ông bầu mũ cối” như là nguyên nhân. Ngày bầu Đệ trở lại, Thanh Hóa không thua đối thủ về tiềm lực nhưng “gãy” ở cung cách điều hành. Có lẽ chỉ ở V-League và Thanh Hóa mới có chuyện HLV trưởng phải báo cáo đội hình ra sân cho lãnh đạo. Không phải vô cớ mà Thanh Hóa chơi 11 trận liên mà thua đến 9 trận.

Với Thanh Hóa vào lúc này thì công hay tội để dành luận bàn sau và căn nguyên tuột dốc cũng hạ hồi phân giải. Không biết khi vớ được phao cứu sinh như thế, họ có còn “dám chơi” cho trận đấu cùng Phố Hiến.

Những vấn đề cũ cần giải quyết căn cơ…

Đã xong một mùa giải hay cũng là xong một “cuộc chơi” nhưng những vấn nạn cũ vẫn tồn tại như một thách thức. Sai sót của đội ngũ trọng tài cứ “đến hẹn lại lên”. Nổi cộm nhất vẫn là pha “bẻ còi” của trọng tài Trương Hồng Vũ. Một sự cố gián tiếp giúp Viettel rộng cửa trụ hạng trong khi Bình Dương hẹp đường vào Top 3. Chính những sai lầm của trọng tài có ảnh hưởng đến cục diện và kết quả trận đấu vẫn diễn ra nhan nhản đến mức người ta chán nản cùng sự bình thường hóa dễ dẫn đến sự quay lưng của khán giả.

Nam Định và khán giả thành Nam đã để lại ngày hội thật sự ở Thiên Trường. Nhưng rồi cũng chính người xem Thành Nam tự tay đánh mất mình sau buổi tối pháo sáng được bắn đi nguy hiểm trên sân Hàng Đẫy. Tiền phạt cũng đã nộp, thi đấu không có khán giả cũng đã được thực thi cùng với đó nhiều người phải chịu trách nhiệm hình sự của mình. Nhưng rồi, vết thương mà nữ CĐV phải gánh chịu sẽ mãi là ảm ảnh và không loại trừ sẽ lặp lại, nếu chúng ta không có một ‘án điểm” cho vấn nạn pháo sáng.

Khách quan nhìn nhận, không phải không có những cố gắng, những tiếp thu hay căn chỉnh từ cả VFF lẫn VPF nhưng mọi thứ đã là “căn bệnh” trầm kha và muốn triệt hẳn đi cần nhiều những giải pháp và cả thời gian cũng như những biện pháp vừa “nghiêm” vừa “minh” của tất cả những ai tham gia vào địa hạt bóng đá nước nhà.

V-League 2019 và những cái nhất

* Sân đông khán giả nhất: Sân Thiên Trường (Nam Định) với trung bình 15.154 người/1 trận.

* Đội vô địch V-League nhiều nhất: Hà Nội FC với chức vô địch thứ 5.

* Đội có thành tích ấn tượng nhất: TP.HCM với lần đầu tiên giành ngôi á quân.

* Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất: Có 2 cầu thủ cùng chia nhau ngôi Vua phá lưới V-League 2019 là Pape Omar Faye (Hà Nội) và Bruno Cunha Cantanhede (Viettel) cùng ghi được 15 bàn.

* Cầu thủ nội ghi nhiều bàn thắng nhất: Trần Minh Vương (HAGL) với 12 bàn.

* Đội có hàng công mạnh nhất: Hà Nội với 60 bàn thắng.

* Đội có hàng thủ tốt nhất: SLNA với 26 bàn thua.

Trần Tuấn

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm