Các hãng bay Việt Nam đón đà tăng trưởng du lịch và nhu cầu vận tải quốc tế

04/07/2025 15:48 | Du lịch
Văn Giáp/ TTXVN

Sau giai đoạn phục hồi mạnh, các doanh nghiệp hàng không Việt Nam bước vào 6 tháng cuối năm 2025 với tâm thế chủ động mở rộng mạng bay, tăng đội tàu bay và đầu tư toàn diện nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đón đầu đà tăng trưởng du lịch và nhu cầu vận tải quốc tế.

Vietnam Airlines và Vietjet dẫn dắt làn sóng đầu tư quy mô lớn

Nửa cuối năm 2025, Vietnam Airlines – hãng hàng không quốc gia đang bước vào giai đoạn tái cơ cấu sâu rộng với nhiều quyết sách chiến lược. Sau khi kiểm soát được các chỉ số tài chính then chốt, hãng đã hoàn tất đàm phán giãn và giảm nghĩa vụ thuê tàu bay với tổng giá trị lên tới 45.000 tỷ đồng. Đồng thời, kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 9.000 tỷ đồng trong nửa cuối năm đang được triển khai để cải thiện năng lực tài chính và đảm bảo dòng vốn cho đầu tư phát triển.

Đáng chú ý, Vietnam Airlines tái khởi động dự án đầu tư 50 tàu bay thân hẹp – kế hoạch lớn nhất trong lịch sử hãng, với tổng vốn hơn 92.000 tỷ đồng. Theo kế hoạch, từ năm 2030 đến 2032, hãng sẽ tiếp nhận ít nhất 14 máy bay mới, tiếp theo là 18 chiếc mỗi năm trong hai năm kế tiếp. Tuy nhiên, hãng cũng đang đàm phán với Airbus và Boeing để đẩy nhanh tiến độ giao hàng, đồng thời chuẩn bị các phương án thuê bổ sung trong giai đoạn 2027–2029 nếu cần thiết.

Về mạng bay quốc tế, Vietnam Airlines đặt mục tiêu đưa vào khai thác 15 đường bay quốc tế trong năm 2025, đáng chú ý có các đường bay thẳng như Hà Nội – Milan, TP. Hồ Chí Minh – Bali, Đà Nẵng – Osaka, Hà Nội – Moscow và TP. Hồ Chí Minh – Copenhagen. Đến cuối tháng 6, đội bay của Vietnam Airlines đã tăng lên gần 90 chiếc, kết nối tới 52 điểm đến tại 18 quốc gia.

Các hãng bay Việt đón đà tăng trưởng du lịch và nhu cầu vận tải quốc tế - Ảnh 1.

Nghi thức phun vòi rồng, chào đón chuyến bay đầu tiên trong lộ trình mới Hà Nội - TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Phương Hoa PV TTXVN tại Đức

Đặc biệt, ngày 1/7, hãng đã khai trương đường bay thẳng đầu tiên từ Hà Nội đến Milan – trung tâm kinh tế lớn thứ hai của Italy. Đường bay sử dụng tàu bay thân rộng Boeing 787, với tần suất 3 chuyến khứ hồi/tuần. Theo Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines Đặng Ngọc Hòa, đây là mắt xích quan trọng trong chiến lược mở rộng sang thị trường châu Âu, nơi có lượng du khách lớn và tiềm năng tăng trưởng cao.

Không chỉ mở rộng mạng bay, Vietnam Airlines còn đầu tư mạnh vào hạ tầng kỹ thuật với hai dự án tại sân bay Long Thành trị giá gần 1.800 tỷ đồng. Hãng cũng ký biên bản ghi nhớ hợp tác tài chính trị giá 1,5 tỷ USD với ngân hàng ING, phục vụ các dự án chiến lược dài hạn. Các hệ thống quản lý tiên tiến như PSS, MRO IT, internet trên không... cũng được tích hợp, nâng chất lượng dịch vụ theo chuẩn quốc tế.

Vietnam Airlines mới đây cũng công bố hợp tác liên danh (codeshare) với hãng hàng không quốc gia Ả Rập Xê Út (Saudia), qua đó hành khách có thể đặt vé từ Việt Nam đến Riyadh hoặc Jeddah với thủ tục liền mạch. Thỏa thuận mở ra cánh cửa kết nối khu vực Trung Đông – nơi đang nổi lên như một trung tâm vận tải toàn cầu.

Các hãng bay Việt đón đà tăng trưởng du lịch và nhu cầu vận tải quốc tế - Ảnh 2.

Máy bay có cấu hình 367 ghế, dài trên 68 mét, tải trọng thương mại 56-60 tấn và tầm bay tối đa đạt gần 12.000km. Ảnh: Huy Hùng - TTXVN

Trong khi đó, Vietjet tiếp tục khẳng định hướng đi "đầu tư mở rộng – tối ưu chi phí – phủ rộng mạng bay quốc tế". Hãng đã nhận thêm 4 tàu bay mới trong quý II và dự kiến nhận thêm 2 chiếc nữa từ nay đến cuối năm. Đơn đặt hàng 20 tàu bay thân rộng A330neo gần đây nâng tổng số tàu thân rộng lên 40 chiếc, trong khi số tàu thân hẹp tiến tới mốc 101 chiếc.

Trên bản đồ quốc tế, Vietjet đã phủ kín thị trường châu Á và đang vươn ra Australia, New Zealand, châu Âu, Bắc Mỹ. Ngày 1/7, hãng khai trương đường bay Hà Nội – Thành Đô (Trung Quốc), nâng tổng số đường bay Việt – Trung lên 10 tuyến. Các chuyến Hà Nội – Bắc Kinh, Quảng Châu, Thượng Hải đều hoạt động ổn định, phục vụ nhu cầu giao thương và du lịch tăng mạnh.

Bên cạnh mở rộng đội bay, Vietjet cũng tập trung giảm phát thải carbon. Với đội tàu trẻ, công nghệ tiết kiệm nhiên liệu và thiết kế ghế tối ưu, hãng giúp giảm phát thải trung bình mỗi ghế khoảng 38% so với mức trung bình ngành. Các hoạt động tài chính, mua sắm và mở rộng hạ tầng đang được triển khai đồng bộ, hỗ trợ mục tiêu chiếm lĩnh thị phần quốc tế.

Cạnh tranh sôi động, thị trường phân hóa rõ rệt

Không chỉ các doanh nghiệp hàng không lớn, các hãng bay nhỏ cũng đang chuyển mình mạnh mẽ. Vietravel Airlines hiện có 3 tàu bay A321, hướng đến chuẩn hóa hệ thống quản trị và phát triển mạng bay quốc tế ngắn. Sau khi có sự tham gia của Tập đoàn T&T và tân Chủ tịch Đỗ Vinh Quang, hãng kỳ vọng được tái cơ cấu toàn diện.

Sun PhuQuoc Airways – hãng hàng không mới của Tập đoàn Sun Group chuẩn bị gia nhập thị trường, nhắm đến phân khúc khách du lịch cao cấp đến đảo ngọc Phú Quốc. Với sự hậu thuẫn từ hệ sinh thái du lịch của Sun Group, hãng kỳ vọng tạo dấu ấn khác biệt so với các hãng bay truyền thống.

Các hãng bay Việt đón đà tăng trưởng du lịch và nhu cầu vận tải quốc tế - Ảnh 3.

Máy bay của Hãng hàng không Vietjet Air đưa hành khách Ấn Độ đến Đà Nẵng trên đường bay mới Ahmedabad - Đà Nẵng. Ảnh: TTXVN phát

Theo Cục Hàng không Việt Nam, tổng lượng hành khách qua các cảng hàng không trong 6 tháng đầu năm đạt gần 59,7 triệu lượt, tăng 9,1% so với cùng kỳ; trong đó, khách quốc tế tăng 12,9% lên 22,9 triệu lượt; khách nội địa tăng 6,9% đạt 36,8 triệu lượt. Các hãng hàng không Việt vận chuyển gần 28 triệu lượt khách, lượng hàng hóa qua cảng tăng 12,5% (riêng hàng hóa quốc tế tăng tới 17,7%).

Riêng tháng 5/2025, lượng khách hàng không đạt trên 10 triệu lượt, tăng 17% so với cùng kỳ. Cục Hàng không dự báo giai đoạn cao điểm du lịch hè (tháng 5–8) sẽ đạt hơn 68.500 chuyến bay nội địa, tăng 21% so với cùng kỳ 2024, cho thấy nhu cầu đi lại đang tăng mạnh mẽ.

Tuy nhiên, sự phục hồi là không đồng đều. Trong khi thị trường nội địa chịu áp lực từ giá vé, cạnh tranh với đường sắt và ô tô, thì thị trường quốc tế là động lực tăng trưởng chính. Khách Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và châu Âu đang quay trở lại mạnh mẽ, tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững.

Các hãng bay Việt đón đà tăng trưởng du lịch và nhu cầu vận tải quốc tế - Ảnh 4.

Một máy bay của Vietjet Air tại sân bay Cần Thơ. Ảnh: Thanh Liêm - TTXVN

Theo Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (SSI) và Công ty cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam, triển vọng ngành hàng không Việt tiếp tục tích cực nhờ ba yếu tố: Hạ tầng mở rộng (sân bay Long Thành, sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Nội Bài…); chính sách visa thuận lợi và tình trạng thiếu tàu bay toàn cầu khiến giá vé duy trì cao giúp cải thiện biên lợi nhuận.

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu hàng không diễn biến phân hóa. Tính đến cuối phiên sáng ngày 4/7, cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines tăng gần 34% nhờ kết quả tài chính cải thiện; trong khi VJC của Vietjet giảm 11,4%, SGN giảm 21,3%, ACV giảm hơn 23%...

Nhờ đà phục hồi tích cực, chiến lược đầu tư bài bản và sự chủ động trong việc mở rộng thị trường, các hãng hàng không Việt Nam đang củng cố nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển mới. Những bước tiến mạnh mẽ hiện nay không chỉ mở rộng năng lực cạnh tranh mà còn từng bước khẳng định vị thế của hàng không Việt Nam trên bản đồ khu vực và quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Ngày 12/7, trong tiếng kèn vỏ ốc xà cừ, Penico - một thành cổ 3.800 năm tuổi của nền văn minh Caral, một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới tại Peru - đã chính thức mở cửa đón khách tham quan sau 8 năm nghiên cứu và trùng tu.

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới, vì những hình ảnh mô tả sống động về sinh vật biển và được cho là bức tranh miêu tả hoạt động săn cá voi lâu đời nhất thế giới.

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Đây là Di sản thế giới thứ 9 ở Việt Nam được UNESCO công nhận và là Di sản thế giới liên tỉnh thứ 2 ở Việt Nam, cùng với Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Ngành du lịch Hàn Quốc đang bước vào một kỷ nguyên mới với việc bổ nhiệm ông Choi Hwi Young - chuyên gia du lịch tư nhân đầu tiên - vào vị trí Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Thủ đô ngàn năm văn hiến không chỉ quyến rũ du khách bởi vẻ đẹp cổ kính vào ban ngày, mà còn đang bừng sáng một sức sống mới khi màn đêm buông xuống.

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Song song với phát huy những giá trị hiện có, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang thúc đẩy đa dạng chương trình, làm mới sản phẩm truyền thống bằng cách gắn với nguồn tài nguyên mới sau hợp nhất các địa phương và cơ chế vận hành chính quyền 2 cấp.

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Hải Phòng là địa phương có nhiều di tích lịch sử đặc biệt. Để giới thiệu giá trị đặc sắc của những di tích này đến với du khách, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố đã có thêm những hình thức quảng bá mới, trong đó có ứng dụng công nghệ số.

Tin mới nhất

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Ngày 12/7, trong tiếng kèn vỏ ốc xà cừ, Penico - một thành cổ 3.800 năm tuổi của nền văn minh Caral, một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới tại Peru - đã chính thức mở cửa đón khách tham quan sau 8 năm nghiên cứu và trùng tu.

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới, vì những hình ảnh mô tả sống động về sinh vật biển và được cho là bức tranh miêu tả hoạt động săn cá voi lâu đời nhất thế giới.

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Đây là Di sản thế giới thứ 9 ở Việt Nam được UNESCO công nhận và là Di sản thế giới liên tỉnh thứ 2 ở Việt Nam, cùng với Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Ngành du lịch Hàn Quốc đang bước vào một kỷ nguyên mới với việc bổ nhiệm ông Choi Hwi Young - chuyên gia du lịch tư nhân đầu tiên - vào vị trí Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Thủ đô ngàn năm văn hiến không chỉ quyến rũ du khách bởi vẻ đẹp cổ kính vào ban ngày, mà còn đang bừng sáng một sức sống mới khi màn đêm buông xuống.

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Song song với phát huy những giá trị hiện có, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang thúc đẩy đa dạng chương trình, làm mới sản phẩm truyền thống bằng cách gắn với nguồn tài nguyên mới sau hợp nhất các địa phương và cơ chế vận hành chính quyền 2 cấp.

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Hải Phòng là địa phương có nhiều di tích lịch sử đặc biệt. Để giới thiệu giá trị đặc sắc của những di tích này đến với du khách, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố đã có thêm những hình thức quảng bá mới, trong đó có ứng dụng công nghệ số.

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Giữa những dãy núi trùng điệp của bang Guerrero (Mexico), có một thành phố nhỏ nhưng đầy mê hoặc là Taxco. Với lối kiến trúc thuộc địa Tây Ban Nha, nghề thủ công bạc truyền thống và không khí yên bình, Taxco được ví như "thủ đô bạc" của Mexico.

Hồi sinh ngành dệt lụa, tơ tằm B’Lao

Hồi sinh ngành dệt lụa, tơ tằm B’Lao

Giữa những guồng quay công nghiệp hiện đại, người thợ dệt tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) vẫn kiên trì bên khung cửi, se từng sợi tơ, giữ lại nét tinh hoa của nghề truyền thống.