24/07/2017 07:20 GMT+7 | Văn hoá
(giaidauscholar.com) - Thảm họa với người này đôi khi là chiến thắng với người kia… Không, đây không phải là nói về những sự kiện chấn động năm 1940 được khắc họa trong bộ phim sử thi chiến tranh của Christopher Nolan, mà là về cuộc chiến chống châu Âu đang diễn ra tại Anh.
Phải chăng điện ảnh luôn là đồng minh của chính phủ Anh trong quyết định Brexit?
“Dunkirk” là bộ phim ủng hộ Brexit?
Không thể đổ lỗi cho Christopher Nolan về Brexit. Vị đạo diễn gạo cội mới làm Dunkirk- tác phẩm kinh điển mới của ông - được nửa đường, khi cuộc trưng cầu dân ý diễn ra hồi tháng 6 năm ngoái. Thế nhưng, nếu chiến dịch rời EU cần một bộ phim tuyên truyền để khuấy động dân chúng thì hẳn không có chủ đề nào hợp hơn Dunkirk. Ở Dunkirk đã có tất cả: Anh một mình chống lại thế giới, sản xuất trong nước bùng nổ, cả nước đoàn kết lại với nhau.
Nếu Nolan hoàn thành phim sớm hơn một chút, có lẽ Nigel Farage - vị chính khách dẫn đầu khuynh hướng Brexit - không cần phải trích dẫn phim Independent Day trong bài phát biểu vào buổi sáng giành chiến thắng.
Tất nhiên, những người trong chiến dịch rời EUcũng từng nhắc tới sự tương đồng ở Dunkirk. Ví dụ, tháng 2 năm ngoái, 3 tháng trước khi tuyên bố Anh không có khả năng ngăn Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU, chính trị gia Đảng Bảo thủ Penny Mordaunt đã bình luận trên Daily Telegraph rằng: “Tinh thần Dunkirk cho thấy chúng ta sẽ thịnh vượng khi rời EU”. “Khi Anh đơn độc vào năm 1940 sau thất bại ở Dunkirk, chúng ta bị bị chia cắt và chế nhạo. Những nhà lãnh đạo thật sự đôi khi cảm thấy đơn độc. Nhưng chúng ta không bao giờ chịu thua. Chúng ta có tài xoay sở, chúng ta liên kết tốt với nhau; hình ảnh của chúng ta mạnh mẽ trên thế giới” - bà viết.
Nhưng cần nhớ rằng nước Anh chưa bao giờ thật sự một mình theo quan điểm trên. Winston Churchill ủng hộ sự liên kết “không thể chia cắt” với một nước Pháp chưa từng thất bại. Và nhờ đứng vững bên các láng giềng châu Âu suốt 40 năm qua, nước Anh đã tránh được một trận Dunkirk khác.
Dunkirkchỉ là bản sắc Anh trong mắt những người theo Brexit: cô lập, độc lập một cách tự hào, nói không với EU và “mạnh mẽ trên thế giới”.
Lạ là, hầu hết giới điện ảnh Anh đều nhất trí chống lại Brexit. Khoảng 250 ngôi sao đã ký thư ngỏ kêu gọi người Anh bỏ phiếu ở lại trong khi các rạp chiếu ở Anh rõ ràng cũng đồng thuận vì họ sẽ bị tổn thất nếu Brexit thắng lợi. Thế nhưng, một phần của ngành công nghiệp điện ảnh dường như đang đưa ra thông điệp ngược lại.
Những bộ phim Anh đang ăn mày dĩ vãng?
Không chỉ riêng Dunkirk mà toàn bộ Thế chiến II là hình ảnh của chủ nghĩa ngoại lệ và biệt lập của Anh. Churchill được coi là vị thánh bảo trợ của những người theo Brexit. Chính Farage đã thuyết phục Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa tượng bán thân Churchill trở lại phòng bầu dục. Trong khi đó, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson viết tiểu sử về Churchill, trước khi so sánh EU với Hitler và khẳng định nếu còn sống, Churchill sẽ đồng hành cùng ông trên xe buýt Brexit.
Còn giới điện ảnh phản ứng ra sao? Bộ phim Churchill của Brian Cox vừa kết thúc cuộc đua phòng vé. John Lithgow gần đây nhận đề cử Emmy nhờ khắc họa chân dung Churchill trong The Crown. Gary Oldman vừa mới tháo cằm độn khi đóng xong vai Churchill trong Darknest Hour. Bộ phim sắp tới của Joe Wright cũng tập trung vào những ngày đầu Thế chiến II.
Hơn bao giờ hết, hoài niệm trở thành chủ đề chính trong điện ảnh Anh. Các bộ phim về hoàng gia như The King’s Speed, The Crown và Downton Abbey nở rộ. Những anh hùng hậu chiến như James Bond vẫn tung hoành màn ảnh, rêu rao về huyền thoại nước Anh ngoại lệ, uy quyền nước thực dân và cường điệu tính rắn rỏi của Anh.
Ngay cả những “huyền thoại” mới cũng như “ăn mày dĩ vãng”. Harry Potter là ảo tưởng về trường công lập thời Edwardian, trong đó, đứa trẻ si mê trường lớp sang trọng, viết bút lông ngỗng, bàn ăn ngập đồ ngon và không sử dụng điện thoại. Và Harry được tiếp cận nơi đây vì “dòng giống”. Trong khi những người “bình thường” như nhà Dursley bị miêu tả là béo ú, ngu dốt, thiếu giáo dục.
Đáng nói, những năm 1990, điện ảnh nước Anh rất đa dạng. Họ có những bộ phim đầy cảm thông về người nhập cư như Dirty Pretty Things hay Last Resort nhưng mọi thứ đã kết thúc vào thời kỳ “Nước Anh sành điệu”.
Sau tất cả, đạo diễn Nolan khẳng định ông không tiếp cận phim “từ quan điểm sự kiện chính trị”. Quả thật, ở Dunkirk không chỉ có chủ nghĩa anh hùng, lòng dũng cảm, sự hy sinh mà còn thừa nhận có hoảng loạn, sợ hãi, hèn nhát ở đây.
Thư Vĩ (Tổng hợp)
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất