07/12/2012 13:36 GMT+7 | Phim
(giaidauscholar.com) - Siêu phẩm điện ảnh được chú ý nhất năm nay của đạo diễn Peter Jackson vừa chiếu đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều. “Đầy phiêu lưu và mạo hiểm, nhưng bộ phim sẽ gặp nhiều khó khăn như chính cuộc hành trình của Bilbo Baggins trong phim vậy”, theo AFP.
Phần đầu tiên của bộ ba The Hobbit có tên The Hobbit: An Unexpected Journey (Người Hobbit: Cuộc hành trình không định trước) công chiếu trước tiên tại Wellington, New Zealand vào ngày 28/11. New Zealand là quê hương của đạo diễn Peter Jackson và bộ phim được quay trong gần 1 năm tại đất nước này.
Tranh cãi về công nghệ cao 48 hình/giây
Câu chuyện kể về người lùn Hobbit có tên Bilbo Baggins - nhân vật chính - cùng phù thủy Gandalf, 13 người lùn khác và một loạt lực lượng thuộc phe ác. The Hobbit đưa người xem trở về với Middle Earth huyền bí, thế giới đã trở nên quá quen thuộc với khán giả qua loạt 3 phim do Peter Jackson đạo diễn: Lord of the Rings (Chúa Nhẫn). Loạt 3 phim này đã được giới phê bình cực kỳ khen ngợi, bội thu giải Oscar cũng như doanh thu trên toàn cầu.
Công nghệ tiên tiến của The Hobbit mà Jackson luôn nhấn mạnh như một cuộc cách mạng trong điện ảnh, sử dụng 3D và quay 48 khung hình/giây, thay vì 24 như trước đây, nhận được hai luồng phản ứng, một đằng là ngưỡng mộ, một đằng lại cho rằng quá mức cần thiết.
Tờ Variety chê: “Mọi thứ đều trông như sản phẩm nhân tạo quá tay, những thứ đồ giả trong bối cảnh và trang phục trở nên rõ mồn một, trong khi những thứ được chiếu sáng thì lại bị hòa vào nền xung quanh, như thể xem một bộ phim công nghệ cao tại nhà vậy”.
Lời bảo vệ của Peter Jackson về công nghệ 48 khung hình/giây: “Tưởng tượng nên thật như chính đời thực. Các mức độ của chi tiết là rất quan trọng”.
“Trong bộ phim mới này có những đoạn đẹp mắt không kém bộ ba Chúa Nhẫn, nhưng cũng có nhiều đoạn nhàm chán và tẻ nhạt”, Hollywood Reporter bình. Nhiều người còn hoài nghi hiệu quả của việc dựng tác phẩm gốc The Hobbit của J. R. R. Tolkien ra thành 3 phần phim, nhưng Jackson luôn kiên quyết với ý định này.
Vẫn là một siêu phẩm “nghẹt thở”
Theo AFP, cũng như trong bộ ba Chúa Nhẫn, các phong cảnh tự nhiên của New Zealand lên phim đẹp đến nghẹt thở. Các cảnh chiến đấu hoành tráng, những hang động kỳ bí, các trường đoạn thoát chết trong gang tấc theo phong cách James Bond của nhân vật Bilbo Baggins và những người bạn vẫn khiến bộ phim đáng xem.Riêng tờ Herald Sun dành lời khen cho vai chính của Martin Freeman, cho đây là “một Bilbo hoàn hảo”.
Và phần âm nhạc do nhà soạn nhạc tài năng từng đoạt giải Oscar Howard Shore đảm nhận lại đưa người xem trở về với vùng Shore yên bình hay Middle Earth đầy cạm bẫy. Âm nhạc của Howard Shore, chẳng hạn giai điệu (có thể sẽ trở thành kinh điển) Concerning Hobbit, là một trong những thứ làm nên bản sắc không thể trộn lẫn, của siêu phẩm Chúa Nhẫn trước đây.
Nhìn chung, các ý kiến phê bình dành cho The Hobbit vẫn nghiêng về hướng tích cực. Rằng bộ ba phim này sẽ mang về cho nền điện ảnh thế giới một khoản lợi nhuận “lành mạnh”, tức là vừa ăn khách vừa có giá trị nghệ thuật và có tác dụng giải trí. Trên trang điện ảnh Rotten Tomatoes, có đến 78% khán giả đánh giá yêu thích bộ phim và chấm cho số điểm khá cao.
Diễn viên kỳ cựu Ian McKellen, người tái xuất với vai phù thủy tóc trắng Gandalf, cũng lên tiếng bác bỏ những “lời ong tiếng ve” cho rằng các nhà làm phim đang cố làm lợi từ lòng hâm mộ nhà văn Tolkien của công chúng. Đặc biệt, ông khẳng định The Hobbit không chấp nhận thương mại hóa.
Các vai chính trong The Hobbit thuộc về các diễn viên Martin Freeman, Ian McKellen, Cate Blanchett, Hugo Weaving và Andy Serkis. Tiếp theo New Zealand, bộ phim sẽ ra mắt tại Anh vào 13/12, Mỹ 14/12… Phim đến Việt Nam vào ngày 28/12. |
“Già Gandalf” đầy tự tin khi cho rằng bộ phim sẽ thành công vì chuyến phiêu lưu khó nhọc của Bilbo Baggins là một câu chuyện có tinh thần nhân loại. “Đó là một anh chàng nhỏ bé mà chúng ta cần, anh ta có thể hy sinh bản thân và không bao giờ trở lại”.
“The Hobbit có sự hài hước mà Chúa Nhẫn không có”
Trò chuyện với NBC News, đạo diễn đoạt giải Oscar tiết lộ những áp lực và do dự khi làm phần tiếp theo dưới cái bóng quá lớn của Chúa Nhẫn.
“Ban đầu, tôi không muốn đẩy bản thân rơi vào tình huống tác phẩm sau chiến đấu với tác phẩm trước. Rồi đến khi tôi đã bắt tay vào làm, tôi luôn tâm niệm rằng The Hobbit là một câu chuyện khác, một “tông” khác. Đó là cuốn sách cho thiếu nhi. Nó có một chút thay đổi, một nét duyên dáng và hài hước mà chúng ta đã không thấy ở Chúa Nhẫn”.
Huyền Mi
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất