25/09/2015 12:31 GMT+7 | Bóng đá Việt
(giaidauscholar.com) - HLV trưởng CLB Hà Nội T&T và là cựu HLV trưởng đội tuyển Việt Nam cho rằng trọng tài và những nhà tổ chức cũng có phần trách nhiệm rất lớn trong việc không thể ngăn chặn bạo lực lan tràn ở V-League.
Năm nào cũng vậy, luôn có những pha vào bóng thô bạo, những chấn thương nguy hiểm, những tình huống khiến người xem “rợn tóc gáy” diễn ra trên sân cỏ Việt Nam. Sự kiện mới nhất thời gian gần đây là cú vào bóng khủng khiếp của đội trưởng U23 Việt Nam Quế Ngọc Hải với Anh Khoa. Thể thao & Văn hóa đã có những trao đổi với ông Hùng về câu chuyện bạo lực ở V-League.
* Tại sao bạo lực trong bóng đá vẫn tồn tại ở V-League qua nhiều năm?
- Giải đấu nào cũng có bạo lực trong bóng đá. Các giải đấu của thế giới cũng có bạo lực. Không thể nói rằng chỉ Việt Nam có điều đó.
* Có lập luận cho rằng cầu thủ kém mới cần chơi xấu để “hỗ trợ” cho bản thân trên sân cỏ. Nhưng khi những cầu thủ giỏi như Ngọc Hải cũng sẵn sàng “ra tay” với đồng nghiệp, vấn đề là gì?
- Tôi nghĩ vấn đề quan trọng khi thi đấu là tự kiểm soát chính mình. Khi anh có trạng thái tâm lý không tốt, anh dễ nóng nảy, anh dễ tạo ra những tình huống bạo lực. Còn khi anh tập trung, anh giữ được bình tĩnh, anh không nóng nảy, anh sẽ tránh được những động tác không tốt.
Quế Ngọc Hải (phải) xứng đáng nhận thẻ đỏ với pha phạm lỗi này từ trong trận đấu. Ảnh: Thanh Tùng
Muốn xử lý bạo lực trong bóng đá, bản thân công tác huấn luyện cũng cần phải chú ý hơn tới ý thức của cầu thủ mỗi khi thi đấu. HLV, ban huấn luyện các đội bóng phải chủ động nhắc nhở cầu thủ của mình.
* Theo ông, trọng tài đã làm tốt việc của mình trong ngăn chặn bạo lực sân cỏ chưa?
- Tôi đã luôn lưu ý các trọng tài phải quyết liệt hơn với những hành vi thô bạo. Trong nhiều trường hợp, trọng tài chưa có các quyết định hợp lý. Như ở trường hợp của Quế Ngọc Hải, lẽ ra đó phải là một thẻ đỏ cho cầu thủ này chứ không thể là thẻ vàng.
Đôi lúc, trọng tài khiến cho trận đấu căng thẳng hơn. Khi các cầu thủ nóng nảy, trọng tài phải kiểm soát được trận đấu. Có như thế, trận đấu mới diễn ra theo chiều hướng tốt hơn.
Bóng đá có luật của nó. Mỗi cầu thủ phải tuân theo luật lệ, không thể đá láo được. Trận đấu đã có trọng tài. Nếu cầu thủ đá thô bạo, bỏ bóng đá người, trọng tài phải xử lý được. Họ phải mạnh mẽ lên trong các quyết định. Như thế mới có thể hạn chế được bạo lực.
Ngoài trọng tài, vai trò của VFF và đặc biệt là của các nhà quản lý địa phương cấp CLB cũng rất quan trọng.
* Vậy tại sao nhiều đội bóng lại chọn lối chơi quyết liệt như vậy?
- Mỗi đội bóng đều có quyền của họ. Lựa chọn lối chơi và chiến thuật là quyền của mỗi đội bóng. Chúng ta không thể chỉ trích lựa chọn đó của họ. Bóng dài hay bóng ngắn, đá mạnh hay đá nhẹ, chiến thuật này hay chiến thuật kia, đó là quyền của mỗi đội bóng để tiến tới chiến thắng. Còn khi họ vi phạm, đã có luật và trọng tài xử lý họ.
* Ông đã bao giờ buộc phải thay đổi phong cách của đội bóng trước lối chơi quyết liệt từ đối thủ chưa?
- Tôi sẽ không thay đổi lối chơi vì sức ép từ đối thủ. Đội bóng nào thi đấu cũng muốn áp sát, gây khó khăn cho Hà Nội T&T. Muốn hạn chế lối chơi quyết liệt của đối thủ, chúng ta phải đá nhanh hơn, phải chơi bóng ngắn, hạn chế giữ bóng để đối phương không có cơ hội áp sát mình.
* Xin cảm ơn ông vì cuộc trao đổi!
Thanh Hà (thực hiện)
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất