Chuyển nhượng: Khi các đội bóng 'dầu khí' làm mưa làm gió

06/09/2021 06:59 GMT+7 | Champions League

(giaidauscholar.com) - Sự lép vế của các đội bóng mạnh có truyền thống của châu Âu khi những đồng tiền mới thống trị thị trường chuyển nhượng cho thấy mọi thứ có vẻ như đã thay đổi.

MU: Ronaldo & Greenwood sẽ là cặp song sát mới

MU: Ronaldo & Greenwood sẽ là cặp song sát mới

MU hiếm khi chơi với 2 tiền đạo, nhưng với sự có mặt của Cristiano Ronaldo và phong độ chói sáng của Mason Greenwood trong vai trò trung phong mùa này, HLV Ole Solskjaer có thể sẽ tạo ra cặp “song sát” đáng được kỳ vọng Ronaldo-Greenwood trong phần còn lại của mùa giải.

Trong thời kì khủng hoảng, người chiến thắng thường là những người giàu có. Khi các CLB trên khắp châu Âu tiếp tục vật lộn để chống lại tác động tài chính của đại dịch, bài học của kì chuyển nhượng vừa qua là quyền lực đã được san sẻ. Hoặc ít nhất họ vẫn là họ nếu đang hoạt động tốt, trừ hai gã khổng lồ Tây Ban Nha và một số đội bóng ở Italy.

Sở dĩ nói đến Tây Ban Nha và Italy vì đây là nơi ra đi của hai cầu thủ nổi bật nhất trong thế hệ của họ, khi Lionel Messi từ Barcelona đến Paris St Germain và Cristiano Ronaldo từ Juventus đến MU. Trong lúc sự có mặt của họ mang lại sự phấn khích cho người hâm mộ thì hai vụ chuyển nhượng này có nguồn cơn từ những vấn đề tài chính tại các CLB bán. Đồng thời cho thấy một dấu ấn quan trọng trong sự thay đổi cán cân quyền lực của bóng đá, đặc biệt từ PSG khi họ đưa ra lời cảnh báo rằng họ có thể mua được bất kì ai, và sẵn sàng làm thị trường lạm phát theo cái cách gây ra nhiều vấn đề cho các CLB lớn, truyền thống trước khi đại dịch Covid-19 xuất hiện.

 

Sau cùng thì sự ra đi của Messi là hệ quả của vụ chuyển nhượng Neymar. Sợ hãi khi mất đi cầu thủ mà họ cho rằng sẽ trở thành người thay thế Messi, Barca đã vung tiền mà không có sự tính toán, để rồi ngập trong khoản nợ 1,3 tỉ euro. Trong khi đó, quyết tâm theo đuổi các danh hiệu khiến Juventus quyết định kí hợp đồng với Ronaldo vào năm 2018 và xem anh như là mảnh ghép cuối cùng có thể giúp họ vô địch Champions League lại khiến đội bóng Italy xa rời truyền thống và bản sắc, trong đấy rõ nhất là việc bổ nhiệm Andrea Pirlo và Max Allegri phải ra đi năm 2019. Giờ trở lại trong mùa hè năm nay, không có gì ngạc nhiên khi Allegri sẵn sàng để Ronaldo ra đi và bắt đầu xây dựng lại đội hình.

Chú thích ảnh
Với Messi và hàng loạt thương vụ khác trong mùa Hè này, PSG đang là “dải thiên hà” mới của bóng đá thế giới

Nhìn qua thì như vậy, nhưng vụ chuyển nhượng của Messi và Ronaldo cũng cho thấy châu Âu chỉ có 4 đội bóng có thể trả lương cho họ: Chelsea (những người không quan tâm), Man City, MU và PSG. 3 trong số này không phụ thuộc vào bóng đá để có doanh thu; đội kia thì cực kì sắc sảo trong việc ký kết quan hệ đối tác với nhiều loại sản phẩm trong nhiều thị trường. Và đó là lí do giải thích tại sao rất nhiều siêu CLB rất muốn đăng kí tham gia vào giải đấu European Super League được đề xuất hồi mùa xuân - và cũng là lí do tại sao PSG không bao giờ tham gia và tại sao Chelsea, Man City có những hoài nghi và là các đội bóng đầu tiên rút lui.

Còn quá sớm để nói liệu kỉ nguyên siêu CLB đã kết thúc hay chưa nhưng mùa hè này đã cho thấy một sự thay đổi lớn về động lực. Chi phí chuyển nhượng ở Premier League có thể đã giảm 9%, nhưng số tiền thực chi vẫn là 560 triệu bảng, gấp hơn 10 lần so với bất kì giải đấu nào khác. Và các đội bóng Premier League đã trả 9 trong số 12 khoản phí cao nhất trong mùa hè này.

Xem ra, đây thực sự là một thời kì thống trị của người Anh trong cuộc cạnh tranh châu Âu, đặc biệt là đối với 2 đội bóng-dầu khí và MU vốn thuộc về Big Six.

Có thể theo thời gian, những tên tuổi truyền thống của châu Âu sẽ tìm lại được chính họ nhưng nên nhớ, việc phụ thuộc vào nguồn thu nhập bên ngoài không bao giờ có thể hoàn toàn an toàn. Vì thế, kì chuyển nhượng vừa qua đang cho thấy một sự thay đổi lớn trong kinh tế của bóng đá, sự kết thúc của kỉ nguyên các siêu CLB và sự khởi đầu của kỉ nguyên các CLB có tài chính độc lập.

Mạnh Hào

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm