(TT&VH) - Công trình "Bổ đề cơ bản", điểm mấu chốt trong "Chương trình Langlands" (chương trình thống nhất lý thuyết số và lý thuyết nhóm), từng được cho rằng cần phải nhiều thế hệ các nhà toán học nữa mới có thể hoàn thành, đã được GS toán học Ngô Bảo Châu chứng minh thành công. Công trình này được tạp chí Time (Mỹ) xếp thứ 7 trong số 10 phát kiến khoa học nổi bật nhất thế giới năm 2009 vừa qua. TT&VH xin giới thiệu bài viết về gia đình khoa học này.
“Trung đội đi B” trước cửa nhà hộ sinh
PGS. TS Trần Lưu Vân Hiền sinh năm 1946, người gốc Hà Nội. Năm 1964 bà đỗ vào ngành hóa dược Trường ĐH Bách Khoa. Ra trường bà công tác tại Bộ Y tế, 2 năm sau bà chuyển về Viện Y học Cổ truyền Trung ương đến lúc nghỉ hưu. Bà sinh Châu năm 1972.
Thuở nhỏ, Châu sống với ông bà ngoại. Trong gia đình ông ngoại là người thân thiết với Châu nhất. Thân sinh bà Vân Hiền, cụ Trần Lưu Hân sinh năm 1922 vốn là học sinh trường Bưởi cùng lớp với những nhà trí thức lớn như Hồ Trúc, tức Thứ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Tài Uyên; ông Cay-xỏn Phôm-vi-hản Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và GS - NGND Ngô Thúc Lanh. Sau khi nước nhà độc lập, hưởng ứng lời kêu gọi xóa giặc dốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông mở trường tư thục đầu tiên của Hà Nội mang tên Chu Văn An tại phố Bạch Mai. Trường hoạt động bằng tiền của gia đình, do ông làm hiệu trưởng. Năm 1946 ông lên Việt Bắc tham gia kháng chiến. Năm 1957 ông về Hà Nội và học khóa 1 tại chức trường ĐH Bách Khoa ngành vô tuyến điện, ông làm việc tại Bộ Văn hóa cho đến lúc nghỉ hưu.
GS-TSKH Ngô Huy Cẩn và Phó GS-TS Trần Lưu Vân Hiền và Ngô Bảo Châu (đứng giữa - ảnh tư liệu gia đình)
Người cha của Ngô Bảo Châu, GS.TSKH Ngô Huy Cẩn là một trong 2 Phó Tiến sĩ của Hà Nội gia nhập quân đội trong đợt tổng động viên năm 1972 , khi đó ông làm việc tại UB Khoa học Kỹ thuật Nhà nước. Trong quân ngũ ông được phân về Phòng Thiết kế Quân giới Tổng cục kỹ thuật, làm nhiệm vụ chế tạo vũ khí. Năm 1987 ông chuyển ngành về cơ quan cũ với quân hàm Trung tá, lúc này đã trở thành Viện KHKT Việt Nam.
Tháng 6/1972, hết thời hạn huấn luyện tân binh, đơn vị Ngô Huy Cẩn chuyển quân lên Hà Bắc. Hành quân qua Hà Nội, ông được tin báo vợ sinh con trai. Cả Trung đội đứng ra xin phép để chàng lính binh nhì có học vị cao và lớn tuổi nhất đơn vị về thăm vợ. Chỉ huy quyết định, đơn vị sẽ ghé qua nhà hộ sinh rồi tiếp tục hành quân. Một cảnh tượng chưa từng có năm ấy đã diễn ra: Trung đội “chuẩn bị đi B” tập trung trước cửa nhà hộ sinh để một người lính được thăm vợ con trước khi lên đường. Giặc Mỹ leo thang đánh phá, thủ đô chuyển mọi sinh hoạt theo tác phong thời chiến. Dù cả Trung đội, rồi chỉ huy đứng ra xin phép nhưng hộ lý kiên quyết không cho vào. Họ chỉ thông báo “hai mẹ con khỏe mạnh”. Không thể đợi lâu, Ngô Huy Cẩn và đồng đội lập tức lên đường.
“Ngày tôi sinh một ngày bỏng cháy…”
Khi mẹ mang bầu Châu cũng là lúc cha đang huấn luyện tân binh. Lương của ông Phó TS tương đương với kỹ sư cấp 1 là 73 đồng chuyển thành phụ cấp binh nhì 5 đồng, bằng vài bát phở thời ấy. Bà Hiền bụng mang dạ chửa cùng cơ quan đi sơ tán, bữa đói bữa no. “Thời ấy quá kham khổ nhưng cả nước khó khăn nên mình không cảm nhận được cái khó” - bà kể lại. Chuẩn bị đến ngày sinh, bà quay về Hà Nội.
Châu chào đời vào những ngày đế quốc Mỹ thực hiện âm mưu hủy diệt “đưa Hà Nội về thời kỳ đồ đá”. Vừa sinh xong, hai mẹ con phải chuyển xuống một cửa hầm của nhà hộ sinh Ngô Quyền tránh bom. Trong căn phòng nhỏ ở gôi nhà 47 Hàng Bài gần rạp Tháng Tám, bà nhờ họ hàng đào một cái hầm để hai mẹ con trú ẩn trong những đợt đánh phá của kẻ thù.
Anh em cùng Trung đội của Ngô Huy Cẩn thường dành suất sữa của mình để ông gửi về cho con. Đó là loại sữa đặc có đường của Liên Xô viện trợ. Châu rất mê uống sữa. Sau này khi mọi người hỏi về Châu, bà chỉ cười hiền: “Châu học giỏi có khi là do được ăn nhiều sữa của Liên Xô”.
Thi trượt...
Lúc 4 tuổi Châu biết đọc báo, mẹ đã rất ngạc nhiên: Ai dạy con? Châu nói “chị Vinh”. Nhà Châu ở tầng trên, Vinh lớn tuổi hơn Châu, ở tầng dưới. Khi chơi với nhau, thỉnh thoảng Vinh dạy Châu học.
Cấp 1, Châu thi vào Trường Thực nghiệm Giảng Võ, trường thực nghiệm đầu tiên tại Việt Nam. Châu được các thầy cô giáo chú ý bởi tính hiếu học và hiếu động. Châu nghĩ rất nhanh và nói rất nhiều, cậu bé thích có dịp kể cho các bạn nghe những câu chuyện mà mình đã đọc và thích được các thầy cô giáo hỏi để được đưa ra giải đáp. Ở lớp Châu hay tranh luận với mọi người và không ngủ trưa như các bạn khác. Thầy Hồ Ngọc Đại vẫn còn nhớ Châu là một trong những học sinh ông ấn tượng nhất trong cuộc đời dạy học của mình.
Hết cấp 1, Châu thi vào lớp chuyên toán của Trường cấp II Trưng Vương và … trượt. Do học sinh thi vào chuyên toán đã được học cách giải toán bài bản và luyện thi theo kiểu "gà nòi", còn cách học của Châu khác xa so với cách học đó. Bà Hiền phải xin cho con trai được theo học lớp thường của Trường Trưng Vương để năm sau thi lại vào lớp chuyên toán. Ban đầu Châu không được nhận vì đã từng thi trượt nên bị các thầy đánh giá thấp. Tuy nhiên, chỉ một thời gian theo học, thầy Tôn Thân, chủ nhiệm lớp chuyên toán, đã nhận ra tài năng đặc biệt của Châu. Thầy Tôn Thân vốn là cháu của nhà giáo dục Phạm Quỳnh nổi tiếng đầu thế kỷ 20. Ông là người dạy toán nổi tiếng Hà Nội, được nhà nước phong danh hiệu NGND. Ông nói với bà Vân Hiền: “Châu thi lại chắc chắn sẽ đỗ”. Và kì thi năm đó, Châu đỗ với số điểm ở tốp đầu.
Thầy Tôn Thân có kiểu dạy đặc biệt, khi ra bài ông chỉ chấm 5 người giải nhanh nhất, và hầu như lúc nào Châu cũng nộp bài đầu tiên. "Nhất quỷ nhì ma...", các bạn cùng lớp xin thay đổi chỗ ngồi, xếp Châu vào góc lớp để cậu nộp bài chậm hơn. Trường Trưng Vương có một giai thoại vui: Học sinh Ngô Bảo Châu đứng ở góc lớp không kịp chạy lên nộp bài, chui xuống gầm bàn cũng không được, cậu liền ném vèo cả tập vở viết lời giải lên bàn trước mặt thầy giáo!
Những bước ngoặt cuộc đời
Năm cuối Trường Cấp 2 Trưng Vương, Châu tham dự kì thi học sinh giỏi toán thành phố Hà Nội. Đề thi có một bài toán có vẻ rất đơn giản nhưng khiến các thí sinh hoang mang nhất, đó là có hay không thời điểm 3 kim đồng hồ trùng nhau. Cách làm của Châu ngược lại với tất cả những người khác. Lúc ấy, thầy Tôn Thân cũng chưa nghĩ ra ai đúng, ai sai. Khi công bố kết quả thi, Châu giành giải nhất toàn thành phố với số điểm 19,75/20, kì thi chỉ có thêm một giải 3, không có giải Nhì. Đó là dấu ấn đầu tiên của Châu tại những kì so tài.
Hết cấp 2, Châu thi vào lớp chuyên Toán A0 Trường Đại học Tổng hợp. Năm lớp 11 và lớp 12, Châu đoạt liền 2 Huy chương vàng Olimpic toán quốc tế. Năm 1989, Châu chuẩn bị đi du học Hunggari thì phải ngừng lại vì Chính phủ nước bạn ngừng cấp học bổng. Đúng lúc đó, GS Paul Germain, Tổng Thư ký Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, sang làm việc với Viện Cơ học. GS Cẩn đưa Châu đến Viện để con có dịp tiếp xúc với một nhà khoa học lớn. Khi biết Châu đoạt 2 huy chương vàng toán quốc tế, GS Paul Germain rất ấn tượng. Bất ngờ, sau 2 tháng GS Paul Germain gửi thư thông báo ông đã tìm được học bổng ở Pháp cho Châu. Đang học tiếng Hung, Châu chuyển sang học tiếng Pháp. Sau hai tháng học tiếng Pháp do chính ông ngoại dạy, Châu đã vượt qua vòng phỏng vấn gắt gao của ĐSQ Pháp.
Sang Pháp, với vốn tiếng Pháp của hai tháng học tại nhà, Châu học ngay năm thứ nhất của Trường Paris 6, giống như những sinh viên bản địa khác. Năm thứ 2, các GS Trường Paris 6 khuyên anh thi vào Trường Ecole Normal Superior, thường gọi là Trường Sư phạm Paris. Sau 7 năm học tại trường đại học danh tiếng bậc nhất nước Pháp này, Châu hoàn thành chương trình đại học, thạc sĩ và bảo vệ luận án tiến sĩ khi mới 25 tuổi. Tháng 6/2004, anh được công nhận hàm Giáo sư tại Trường Đại học Paris-Sud, hay còn gọi là Trường Paris 11, ở tuổi 32. Một năm sau, Ngô Bảo Châu được đặc cách phong hàm Giáo sư tại Việt Nam.
Ngô Bảo Châu lập gia đình sau khi đã học xong chương trình thạc sĩ. Năm 1995, vợ anh, chị Nguyễn Bảo Thanh theo chồng sang Pháp và hiện nay cả gia đình sống tại Viện Nghiên cứu Princeton của Mỹ, nơi anh làm việc. Họ đã có 3 cô con gái xinh xắn, con gái lớn là Ngô Thanh Hiên 15 tuổi, thứ 2 là Ngô Thanh Nguyên 10 tuổi và em út là Ngô Hiền An 7 tuổi. Các em vẫn nói tiếng Việt và mùa hè năm nào cũng trở về Hà Nội sống với ông bà nội.
Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (12/7/1995 – 12/7/2025), Việt Nam và Hoa Kỳ đã mở ra một chương mới, mang ý nghĩa lịch sử trong quan hệ hai nước.
Chiều 8/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long chủ trì cuộc họp về dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Hình ảnh sân Michigan với 100.318 cổ động viên theo dõi trận giao hữu giữa MU và Real Madrid trong khuôn khổ ICC năm 2014, có lẽ đã khắc ghi mãi mãi trong tâm trí Chủ tịch FIFA Gianni Infantino.
ĐT Nhật Bản đã khởi đầu hành trình bảo vệ danh hiệu Cúp Đông Á (EAFF E-1 Football Championship 2025) bằng chiến thắng hủy diệt 6-1 trước Hong Kong Trung Quốc. Ngôi sao sáng nhất của trận đấu là Ryo Germain, với một cú poker.
Danh sách tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam tham dự giải đấu ngôi sao tại Thượng Hải (Trung Quốc) đã được xác định. Dường như HLV Tuấn Kiệt sẽ lại thay đổi nhân sự ở SEA V.League.
Sau những bất ngờ ở vòng bảng và vòng 1/8, trật tự đã được thiết lập ở vòng tứ kết FIFA Club World Cup khi các đội cửa trên đều giành chiến thắng. Ở 2 cặp bán kết sắp tới, PSG sáng cửa còn Chelsea cần cẩn trọng.
Theo thông tin từ Báo Tuổi Trẻ, UBND TP.HCM đã chấp thuận chủ trương đổi tên CLB Bóng đá TP.HCM thành CLB Công An TP.HCM để tham dự mùa giải V-League 2025-2026.
Ngày 8/7, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, bệnh nhân N.V.Q (sinh năm 1983, trú Quảng Ngãi) là ca ghép tim thứ 18 của đơn vị vừa được xuất viện sau hơn 3 tuần ghép và theo dõi. Đây là một trong 4 trường hợp được đơn vị thực hiện ghép tạng đồng loạt vào giữa tháng 6/2025.
Ngày 8/7, nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ (12/7/1995 - 12/7/2025), Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper đã có cuộc gặp gỡ báo chí Việt Nam để trao đổi, thông tin về những cột mốc quan trọng và định hướng tương lai của mối quan hệ song phương hai nước...
Sau hơn 10 năm bền bỉ với sân khấu và từng mang về 4 huy chương bạc, diễn viên Bảo Thanh vừa giành chiếc huy chương vàng đầu tiên trong nghiệp diễn sân khấu.
XSMB 8/7: Kết quả Xổ số miền Bắc hôm nay thứ Ba ngày 8/7/2025 quay thưởng lúc 18h10 được trực tiếp cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất trên giaidauscholar.com.
Mùa này, Chelsea đã vô địch Conference League, kết thúc mùa giải Premier League ở vị trí thứ 4 giành suất tham dự Champions League với hàng phòng ngự tốt thứ 3 ở giải đấu. Hiện tại, Chelsea đã có mặt ở bán kết FIFA Club World Cup và hi vọng giành được ngôi vô địch.
Chương trình nghệ thuật "Cho muôn đời sau", giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Hoàng Vân, sẽ diễn ra vào 20h ngày 24 - 25/7, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội.
Sau album đầu tay "Hoa Đầu Mùa", nhóm sản xuất âm nhạc trẻ Mixtape 54 vừa thông báo ra mắt album thứ hai vào cuối năm 2025. Album mới được kỳ vọng sẽ tiếp tục khai thác những chất liệu dân gian và thanh âm truyền thống Việt Nam, điều đã làm nên dấu ấn riêng cho nhóm trong cộng đồng âm nhạc thể nghiệm đương đại.
Mỗi người dân sẽ có một cách bày tỏ tình cảm với nhà lãnh đạo mà mình yêu kính! Nhà sưu tập báo giấy nhiều nhất Việt Nam, ông Nguyễn Phi Dũng, phường Nam Định, tỉnh Ninh Bình cũng thể hiện sự tri ân đặc biệt với cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng theo cách riêng của ông.