26/03/2015 16:16 GMT+7 | Bóng đá Việt
(giaidauscholar.com) - Bóng đá Việt Nam bắt đầu bước ra đấu trường châu lục từ cuối thập niên 50 với đại diện là đội tuyển miền Nam Việt Nam. Đó cũng là thời kỳ huy hoàng của bóng đá Việt Nam ...
Các đội tuyển quốc gia
Bóng đá Việt Nam bắt đầu bước ra đấu trường châu lục từ cuối thập niên 50 với đại diện là đội tuyển miền Nam Việt Nam. Đó cũng là thời kỳ huy hoàng của bóng đá Việt Nam với chức vô địch SEA Games 1959 và 2 lần về thứ 4 ở ASIAD 1956 và 1960.
Nhưng sau giải phóng, bóng đá Việt Nam đi xuống. Mãi tới năm 1991, đội tuyển Việt Nam mới trở lại đấu trường khu vực. Sau hơn 2 thập kỷ hội nhập, thành tích tốt nhất của đội tuyển chỉ là chức vô địch AFF Cup 2008 và một lần vào tới tứ kết Asian Cup 2007.
Ở cấp độ U23, bóng đá Việt Nam có nhiều kỷ niệm buồn hơn vui với 5 lần vào chung kết SEA Games, thua cả 5, trong đó có lần thua chính Malaysia (năm 2009).
Sân chơi U19 là nơi duy nhất bóng đá Việt Nam trội hơn Malaysia. Đội tuyển U19 Việt Nam từng đánh bại U19 Malaysia ở giải U19 Đông Nam Á 2013 và nhiều lần làm điêu đứng các đội U21 Malaysia.
U19 Việt Nam cũng giành quyền vào dự VCK giải U19 châu Á 2014, 2 lần vào chung kết giải Đông Nam Á.
Ngoài những thành tích, bóng đá Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều tiêu cực, điển hình là vụ bán độ của 7 cầu thủ U23 Việt Nam hồi năm 2005. Năm ngoái, vụ bán độ của V.Ninh Bình ở AFC Cup và Đồng Nai tại V-League là 2 vụ tiêu cực mới nhất. Tiêu cực trong bóng đá Việt Nam vẫn chưa có hướng giải quyết.
Giải quốc nội
Giải VĐQG Việt Nam ra đời từ năm 1980, trải qua 30 mùa giải (không tính mùa thử nghiệm 1999). Năm 2000, giải chính thức lên chuyên nghiệp với tên gọi V-League (và giải hạng Nhất). Trải qua hơn một thập kỷ chuyên nghiệp, V-League vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề như tiêu cực, khán giả quay lưng, tài chính eo hẹp.
Đội bóng đã không còn tồn tại Thể Công là CLB giàu thành tích nhất với 5 lần vô địch, xếp sau đó là SLNA và Đà Nẵng. Nếu chỉ tính riêng kỷ nguyên V-League, B.Bình Dương đứng đầu với 3 lần vô địch.
Ở sân chơi châu lục, thành tích của bóng đá Việt Nam khá hạn chế. Kết quả tốt nhất là bán kết AFC Cup 2009 của B.Bình Dương. Năm 2014 là một mùa giải thành công của bóng đá Việt Nam khi Hà Nội T&T và V.Ninh Bình cùng vào tới tứ kết AFC Cup.
Sân chơi AFC Champions League vẫn quá tầm với bóng đá Việt Nam khi chưa CLB nào từng vượt qua vòng bảng. Lịch sử bóng đá Việt Nam ở Champions League châu Á chỉ là những thất bại nặng nề. Nhiều CLB Việt Nam thậm chí không được dự AFC Champions League do không đạt đủ tiêu chuẩn của AFC.
Huấn luyện viên
HLV trưởng đội tuyển Việt Nam Toshiya Muira. Ảnh: Thanh Hà
Cách sử dụng HLV cũng phản ánh sự thay đổi triết lý của hai nền bóng đá.
Hơn 20 năm qua, bóng đá Việt Nam đã sử dụng 18 đời HLV. Trong đó, có 12 HLV ngoại và 6 HLV nội. HLV Edson Tavares là thầy ngoại đầu tiên, nhiều người được sử dụng đi sử dụng lại như ông Henrique Calisto và ông Alfred Riedl. Tuy nhiên, kết quả là khá nghèo nàn khi 7 năm qua (sau AFF Cup 2008), đội tuyển quốc gia và đội U23 vẫn trắng tay ở mọi cấp độ.
HLV mới nhất của các đội tuyển Việt Nam là ông Toshiya Miura. HLV Miura cũng từng nếm mùi thất bại trước ông Dollah Salleh tại bán kết AFF Cup 2014.
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất