22/08/2016 07:32 GMT+7 | Thế giới
(giaidauscholar.com) - Sáng nay (22/8), Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế.
Trước đó, sau khi xảy ra sự cố, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố liên tục kết quả quan trắc nước biển tại các bãi tắm ở 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Kết quả quan trắc cho thấy, nước biển tại các bãi tắm này nằm trong giới hạn an toàn. Tuy nhiên, đây mới là kết quả quan trắc nước tầng mặt trong khi sự cố môi trường biển miền trung xảy ra chủ yếu ở tầng đáy. Vì vậy, cần có đánh giá tổng thể, toàn diện về hiện trạng môi trường biển miền trung.
Kết quả được công bố hôm nay được xem như là cơ sở để xác định mức độ an toàn của biển miền trung từ môi trường nước mặt đến trầm tích tầng đáy cũng như phạm vi đánh bắt thủy hải sản an toàn.
Toàn cảnh vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung:
Hiện tương cá chết xuất hiện đầu tiên vào ngày 6/4 tại vùng nuôi lồng xã Kỳ Lợi (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh), sau đó hiện tượng cá chết hàng loạt xuất hiện rộng khắp vùng ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế.
Ngày 19/4, Tổng cục Môi trường tiến hành khảo sát hiện trạng môi trường ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình. Viện Công nghệ môi trường thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN cũng đã lấy mẫu nước biển, mẫu cá để phân tích.
Cá chết gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Trịnh Duy Hưng-TTXVN
Ngày 22/4, đoàn kiểm tra của Bộ TN-MT do ông Nguyễn Văn Tài, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường dẫn đầu đã kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh, Công ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh.
Ngày 25/4, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ tiến hành lấy 200 mẫu nước và trầm tích biển; 200 mẫu cá chết tại các điểm Vũng Áng, Đèo Ngang, Cửa Nhật Lệ, Cồn Cỏ, Cửa Tùng, Cửa Việt, Chân Mây và Lăng Cô.
Ngày 27/4, Bộ trưởng Bộ TN & MT Trần Hồng Hà chủ trì phiên họp kép dài gần 5 tiếng đồng hồ cùng lãnh đạo Bộ NN&PTNT, KH-CN, Y tế, Công an, Công thương và các Viện nghiên cứu để nghe báo cáo kết quả phân tích, xác định nguyên nhân cá chết.
Chiều cùng ngày, Bộ TN & MT tổ chức họp báo do Thứ trưởng Bộ TN & MT Võ Tuấn Nhân chủ trì. Ông Nhân đọc nguyên văn thông báo, cơ quan chuyên môn đã thống nhất nhận định có hai nhóm nguyên nhânchính. Một là do tác động độc tố hoá học của con người và trên biển. Hai là do tác động của hiện tượng tảo nở hoa hay thủy triều đỏ.
Ngày 3/5, Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN, các Bộ, ngành liên quan, kể cả huy động các nhà khoa học nước ngoài nhanh chóng kết luận một cách khách quan, khoa học, độc lập nguyên nhân về sự cố môi trường nêu trên.
Cùng ngày 3/5, đoàn kiểm tra liên Bộ Tài nguyên & Môi trường, Công an, Quốc phòng, Khoa học & Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương và các Viện khoa học, chuyên gia đã tiến hành kiểm tra toàn diện tại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Đoàn kiểm tra liên ngành chia thành 5 tổ kiểm tra, đồng loạt kiểm tra chuyên sâu tại cả 3 doanh nghiệp: Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, Công ty Điện lực Dầu khí Vũng Áng, Trung tâm dịch vụ và Hạ tầng khu kinh tế Vũng Áng.
Ngày 2/6, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết đã tìm ra nguyên nhân cá chết nhưng chưa công bố vì chờ phản biện.
Ngày 30/6, Chính phủ tổ chức họp báo công bố nguyên nhân cá chết là do nước thải từ Fomosa. Công ty Formosa đã thừa nhận, xin lỗi nhân dân Việt Nam và cam kết bồi thường 500 triệu USD để khắc phục hậu quả.
Theo Thu Trang - Tin tức
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất