20/10/2018 06:41 GMT+7 | Bóng đá Việt
(giaidauscholar.com) - Thông tin V-League - giải đấu số 1 của bóng đá Việt Nam lọt vào Top 10 giải đấu có sức phát triển ấn tượng nhất châu lục theo xếp hạng AFC được ông Trần Anh Tú - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty VPF đón nhận một cách khá dè dặt. Bởi người đứng đầu đơn vị tổ chức giải đấu này hiểu hơn ai hết, V-League có chất lượng và sức hút như thế nào, cũng như những hạn chế, tồn tại của giải đấu này mà chính ông và các cộng sự vẫn chưa tìm ra được cách khắc phục hiệu quả.
* Thể thao & Văn hóa: Ngay năm đầu tiên ngồi “ghế nóng” khi đảm nhiệm cùng lúc vị trí cao nhất ở bộ phận lãnh đạo và điều hành Công ty VPF, cá nhân ông cảm thấy thế nào khi đón nhận thông tin, V-League lọt vào Top 10 giải đấu có sức phát triển ấn tượng nhất của châu Á do AFC bình chọn?
- Ông Trần Anh Tú: Nói thật rằng tôi cũng xao xuyến khi V-League được bầu chọn là một trong 10 giải đấu có sức phát triển ấn tượng nhất châu Á. Tôi có một người bạn ở Thái Lan khi hỏi tôi về việc này, bản thân tôi cũng không dám chắc, mà tôi chỉ nói rằng, có thể vào tốp chứ không phải là Top 10.
Tôi nghĩ, điều đầu tiên để AFC đánh giá như vậy chúng tôi phải cảm ơn truyền thông. Năm nay, hình ảnh của V-League được giới truyền thông thực sự quan tâm. Những điểm được và chưa được của giải đấu được giới truyền thông đưa ra rất khách quan và thường xuyên góp ý cho chúng tôi trong việc điều hành, tổ chức giải.
cạnh đó, hiệu ứng mà đội tuyển U23 Việt Nam tạo nên cũng là những điểm cộng và kết hợp những tiến bộ trong điều hành giải của VPF có thể đã khiến AFC có những đánh giá như vậy.
* Nói như vậy, V-League vẫn chưa thực sự xứng đáng với danh hiệu này hay nói một cách khác, giải đấu vẫn còn rất nhiều vấn đề tồn tại cần khắc phục?
- Tôi không nói xứng đáng hay không nhưng bản thân tôi thấy VPF vẫn còn phải nỗ lực rất nhiều và cá nhân tôi vẫn còn rất nhiều vấn đề trăn trở. Ở đây, tôi chỉ đề cập đến riêng mặt sân thi đấu hay cơ sở vật chất của các đội bóng đang chơi ở V-League cũng là vấn đề mà chúng tôi chưa giải quyết được.
Hiện cả V-League mới chỉ có 5 CLB được AFC cấp phép là CLB chuyên nghiệp khi đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn của AFC, số còn lại khiến chúng tôi thực sự “đau đầu” do liên quan đến năng lực tài chính của mỗi đội. Đây là vấn đề khá nghiêm trọng. Bởi VFF không thể “tự” cấp phép chuyên nghiệp cho các CLB, vì nếu AFC kiểm tra mà không đáp ứng các tiêu chí sẽ bị phạt rất nặng, trong khi giải đấu của chúng ta là giải đấu chuyên nghiệp.
* Ở các góc độ khác, theo ông, V-League còn có những vấn đề gì khiến ông cảm thấy lo lắng hoặc cá nhân ông muốn làm tốt lên nhưng chưa làm được?
- Tham gia vào VFF đã khá lâu, bản thân tôi cũng gắn bó thường xuyên với đời sống bóng đá nước nhà và theo dõi khá sát sao V-League, điều đầu tiên tôi thấy, mặc dù chúng ta đã có giải đấu chuyên nghiệp 18 năm nhưng ý thức chuyên nghiệp của các CLB, các đội bóng, các thành phần tham gia vào giải đấu cần nâng lên rất nhiều.
Câu chuyện tiêu chuẩn CLB chuyên nghiệp mà tôi vừa đề cập ở trên là một ví dụ. Bên cạnh đó là chuyện thiếu tiền. Ngay khi nhận trách nhiệm lãnh đạo, điều hành VPF, bản thân tôi cũng “mất ăn, mất ngủ”, thậm chí là bối rối trong việc đi tìm kiếm nguồn tài chính để đảm bảo cho việc tổ chức giải đấu. Rất may, sau đó mọi chuyện đã được giải quyết ổn thỏa và V-Laegue 2018 đã về đến đích cuối cùng. Tôi cũng còn nhiều mong muốn khác, là làm sao V-League thu hút được thêm nhiều khán giả, các sự kiện của V-League được quan tâm hơn và được truyền thông tích cực.
Còn ngay lúc này, tôi có một mong muốn và cũng là mong muốn của toàn bộ các CLB, đó là các mặt sân cỏ của các đội ở V-League được cải thiện tốt hơn ở mùa giải 2019. Nhưng đây là vấn đề thực sự khó khăn, đặc biệt với các CLB phải mượn sân thi đấu trong thời gian sửa chữa, nâng cấp trong khi kinh phí hạn hẹp và đây là vấn đề mà chính VPF cũng chưa biết phải giải quyết thế nào!
* Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
Phúc Hưng (thực hiện)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất