09/12/2013 18:08 GMT+7 | Trong nước
Tháng 7 năm 1962, Đại tá Fekadu Wakene là người thầy đã dạy cho nhà hoạt động chính trị Nam Phi lúc bấy giờ, ông Nelson Mandela nghệ thuật chiến tranh du kích bao gồm cả việc chế tạo thuốc nổ trước khi biến mất lặng lẽ trong bóng tối.
Ông Mandela từng có quãng thời gian ở lại Ethiopia để học cách để trở thành người chỉ huy lực lượng Umkhonto we Sizwe, một nhóm vũ trang nằm trong Đại hội Dân tộc Phi (ANC). Tên tuổi của nhóm ngày càng được biến đến trước công chúng khi công khai đánh bom nhiều nhà máy điện ở Nam Phi vào năm 1961.
Tướng Tadesse Birru (trái) trong bức ảnh chụp cùng Nelson MandelaTháng 11 năm 1962, ông Mandela đã lặng lẽ rời khỏi Nam Phi để gặp gỡ nhiều nhà lãnh đạo châu Phi nhằm thu hút sự hỗ trợ cho tổ chức ANC, bao gồm cả tiền mặt và quá trình đào tạo các nhóm vũ trang.
Ông Mandela từ một nhà hoạt động chính trị đã trở thành một người lính đấu tranh chống lại nạn phân biệt chủng tộc từ đó. Ông đến thăm Ethiopia hai lần và để lại một ấn tượng sâu sắc với những người từng tiếp xúc với ông trong quãng thời gian ở lại thủ đô của Ethiopia.
Đến Ethiopia để học nghệ thuật chiến tranh du kích"Nelson Mandela là một sinh viên mạnh mẽ và kiên cường. Mandela tiếp thu hướng dẫn rất nhanh và là một người dễ gần", Đại tá Fekadu từng nhận định. "Bạn chắc chắn sẽ có thiện cảm với Mandela ngay từ cuộc tiếp xúc đầu tiên".
Đại tá Fekadu từng là một Hạ sĩ khi ông bắt đầu được giao nhiệm vụ hướng dẫn và đào tạo Mandela. Fekadu là một thành viên của lực lượng cảnh sát chuyên biệt có nhiệm vụ kiểm soát những cuộc bạo loạn. Trụ sở của lực lượng này ở khu vực ngoại ô Kolfe, nơi đây vẫn còn được sử dụng làm doanh trại quân đội cho đến ngày nay.
Ông Fekadu nhớ lại Mandela là một người khá vui vẻ và hạnh phúc. "Mandela luôn tỏ ra lịch sử và bình tĩnh". Ông ấy có thể dễ dàng làm người khác cười.
Đại tá Fekadu có nhiệm vụ đào tạo Nelson Mandela nghệ thuật chiến trach du kích bao gồm cả chế tạo và thực hiện những vụ nổ bằng bom tự chế. Ông Fekadu từng nhận định rằng Mandela rất chăm chỉ và chịu khó học hỏi. Tuy nhiên Mandela tỏ ra nhiệt tình trong công việc hơn mức cần thiết. Đó là lý do mà Đại tá Fekadu phải kiềm chế người anh hùng của nhân dân Nam Phi vì lý do an toàn.
Đại tá Fekadu nhận nhiệm vụ đào tạo Nelson Mandela từ người chỉ huy, Tướng Tadesse Birru, người đóng vai trò trong nỗ lực lật đổ Hoàng đế Haile Selassie. Tadesse Birru sau này đã bị giết hại bởi chế độ độc tài Mengistu Haile Mariam.
Trở lại vào năm 1962, Đại tá Fekadu không nhận ra rằng chính trị gia Nam Phi, Nelson Mandela được ông hướng dẫn đã trở thành một người lính thực thụ. "Tất cả những gì chúng tôi được biết là Mandela đến từ Nam Phi và chúng tôi có trách nhiệm đào tạo ông ấy trong bí mật". Vào thời điểm đó, Ethiopia là lực lượng vũ trang mạnh mẽ nhất tại châu Phi.
Quân đội Ethiopia từng góp mặt trong hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc tại Congo năm 1960. Các binh sĩ Ethiopa cũng từng tham gia vào chiến tranh Triều Tiên.
Cùng với việc được học nghệ thuật chiến tranh du kích, Mandela cũng được đào tạo để thực hiện những hành trình dài ngày mang theo ba lô, súng trường và đạn dược. Mandela tỏ ra khá yêu thích quãng thời gian hành quân gian khổ nhưng vinh quang. Ông từng nói rằng: "Trong những chuyến đi hành quân như vậy, tôi cảm nhận thấy cảnh quan tươi đẹp của châu Phi, cách mà người dân Ethiopia sinh sống cũng giống như ở vùng nông thôn Nam Phi".
Sự hiện diện của ông Mandela ở Addis Ababa là một điều tối mật nhưng ông đã dễ dàng bị nhận ra bởi những người địa phương. Mandela cao hơn hầu hết các sĩ quan cảnh sát khác. Trong những cuộc hành quân dài ngày qua những khu vực nông thôn, ông đã nhận được sự chú ý từ những người địa phương.
Người đầu tiên nhận thấy sự có mặt kỳ lạ của Nelson Mandela là Tesfaye Abebe. Abebe là người đứng đầu bộ phận nhạc kịch của Tiểu đoàn. Ông Abebe nhớ lại ngày Mandela chạy bộ xung quanh khu vực doanh trại. "Mandela hoàn thành bài tập thể chất vào mỗi buổi sáng một cách khá chăm chỉ và cần cù".
Tesfaye Abebe lần đầu tiên bắt chuyện với Mandela trong một bữa ăn trưa ở căng tin. "An ninh khá chặt chẽ, chúng tôi không được phép tiếp cận Mandela". Tuy nhien cảm nhận của ông Alebe rằng Mandela là một người khá thân thiện và cởi mở. Mandela giải thích chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid ở Nam Phi và muốn lật đổ chế độ này bằng chiến tranh du kích kết hợp hoạt động chính trị.
Ban đầu Ethiopia đào tạo Nelson Mandela trong vòng 6 tháng nhưng chỉ sau 2 tuần, Mandela đã được ANC gọi trở về Nam Phi. "Mandela đã trải qua 7 tháng trước khi đến Ethiopia, ông ấy cần phải trở về nhà".
Trước khi Mandela rời Ethioipia, Tướng Gen Tadesse đã tặng cho người anh hùng của nhân dân Nam Phi một khẩu súng lục và 200 viên đạn. Khẩu súng sau đó được đem chôn ở khu vực Lillesleaf Farm vào năm 1963 khi các nhà lãnh đạo ANC khác bị bắt giữ và kết án chung thân cùng với ông Mandela.
Ông Mandela bị bắt giữ vào ngày 5/8/1962 không lâu sau khi trở về từ chuyến hành trình trên khắp châu Phi. Chỉ được đào tạo ở Ethiopia trong thời gian ngắn nhưng Mandela từ một nhà chính trị đã trở một người lính thực thụ.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất