Chứng khoán Mỹ giảm điểm phiên 13/4 sau báo cáo lạm phát mới nhất

13/04/2022 09:12 GMT+7 | Bạn cần biết

(giaidauscholar.com) - Chứng khoán Âu-Mỹ đồng loạt giảm hôm 12/4 sau một báo cáo mới cho thấy lạm phát Mỹ vẫn đang tăng khá “nóng”.

Chứng khoán Mỹ tăng phiên thứ ba liên tiếp nhờ kết quả cuộc họp của Fed

Chứng khoán Mỹ tăng phiên thứ ba liên tiếp nhờ kết quả cuộc họp của Fed

Ngày 17/3, hướng tới một tuần tăng điểm ấn tượng, giữa bối cảnh giới đầu tư tiếp nhận loạt thông tin mới nhất về cuộc khủng hoảng Ukraine và hài lòng với kết quả cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.

Chứng khoán Mỹ ban đầu đi lên dựa trên số liệu lạm phát, với một số nhà phân tích dường như xem báo cáo là chứng thực cho câu chuyện "lạm phát đạt đỉnh" và áp lực giá cả sẽ sớm giảm bớt. Nhưng các cổ phiếu đảo chiều mất điểm sau đó trong phiên giao dịch.

Kết thúc phiên 12/4 trên thị trường Phố Wall, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,3% xuống 34.220,36 điểm. Chỉ số tổng hợp S&P 500 cũng sụt 0,3% xuống 4.397,45 điểm, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite để mất 0,3% và khép phiên ở mức 13.371,57 điểm.     

Chú thích ảnh
Giao dịch viên tại Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ. Ảnh: THX/ TTXVN

Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng không nằm ngoài xu hướng suy giảm. Theo đó, chỉ số FTSE 100 tại London (Anh) giảm 0,6% xuống 7.576,66 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Paris (Pháp) lùi 0,3% xuống 6.537,41 điểm và chỉ số DAX 30 trên sàn Frankfurt (Đức) để mất 0,5% xuống 14.124,95 điểm. Chỉ số tổng hợp Euro Stoxx 50 khi đóng cửa cũng hạ 0,2% xuống 3.831,47 điểm.       

Báo cáo mới nhất cho thấy Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2022 của Mỹ đã tăng 8,5% so với cùng kỳ một năm trước, đánh dấu mức tăng lớn nhất kể từ tháng 12/1981. Theo cơ sở so sánh từng tháng, Chỉ số giá tiêu dùng của nước này cũng tăng 1,2% so với mức của tháng Hai.

Đây là báo cáo đầu tiên cho thấy đầy đủ cú sốc gây ra bởi cuộc xung đột Nga – Ukraine  và các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga, vốn đã khiến giá năng lượng và lương thực tăng đột biến trên toàn thế giới.

Nhà kinh tế Joel Naroff cho biết giá thực phẩm, chỗ ở và nhiên liệu cao hơn có thể buộc một số người phải từ bỏ một trong số những khoản chi tiêu này.

Mặc dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã sẵn sàng tăng lãi suất nhanh chóng để giảm bớt áp lực lạm phát, chính sách đó sẽ không có tác động ngay lập tức. Chuyên gia Naroff nói rằng lạm phát có thể ở mức vừa phải trong giai đoạn tới, chủ yếu vì một số yếu tố thúc đẩy mức tăng lớn nhất đã lùi về phía sau. Nhưng vẫn có sự khác biệt giữa giảm tốc tăng trưởng và giảm xuống mức thấp.

Chuyên gia Naroff nhấn mạnh lại rằng vì chính sách tiền tệ sẽ có độ trễ, thị trường không nên mong đợi những cải thiện lớn trong vấn đề lạm phát ngay cả khi Fed “mạnh tay” nâng lãi suất.

H.Thủy/TTXVN (Theo AFP)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm