08/03/2017 06:16 GMT+7 | Bóng đá Việt
(giaidauscholar.com) - Trao đổi với Thể thao & Văn hóa, chuyên gia Vũ Mạnh Hải đưa ra quan điểm, khi các đội bóng, cầu thủ, giới trọng tài…nâng cao được đạo đức và ý thức nghề nghiệp thì những hình ảnh bạo lực sân cỏ sẽ khó có “đất diễn”.
“Tôi nhận thấy hầu như ở mùa giải V-League nào thì bạo lực sân cỏ đều là trở thành vấn đề nổi cộm của giải đấu. Hình ảnh các cầu thủ chơi bóng thô bạo, bỏ bóng đánh người hay có những tình huống chơi bóng ác ý nhằm triệt hạ đối phương không hề hiếm gặp.
Nhiều vụ bạo lực sân cỏ đã để lại những hậu quả nặng nề khiến nhiều cầu thủ phải giải nghệ sớm. Mới đây, cầu thủ Anh Khoa của SHB Đà Nẵng đã phải từ giã sân cỏ khi không thể hồi phục chấn thương sau pha vào bóng thô bạo của Ngọc Hải (SLNA). Đây có thê coi là một ví dụ điển hình để nói tới hệ lụy đau lòng mà bạo lực sân cỏ gây ra”.
Cũng theo chuyên gia Vũ Mạnh Hải, ở mùa giải V.League năm nay, ông nhận thấy các hành vi bạo lực sân cỏ đã có chiều hướng giảm đi. Tuy nhiên, một số trận đấu có tính chất căng thẳng, quyết liệt thì vẫn còn đó một số cầu thủ chơi bóng theo khuynh hướng bạo lực.
“Với sự phát triển của công nghệ truyền hình và các án phạt có tính chất nghiêm khắc hơn thì các hành vi bạo lực sân cỏ dễ dàng bị nhận diện. Chính vì điều này nên ít nhiều các cầu thủ đã có tâm lý dè chừng, từ bỏ ý định đá láo trước khi bước vào mỗi trận cầu.
Tuy nhiên, khi ở những thời điểm căng thẳng của trận đấu, nhiều cầu thủ vẫn tỏ ra thiếu sự kiềm chế hành vi khi sẵn sàng chơi bóng thô bạo. Ở vòng 8 V-League 2017 vừa qua, tôi có xem trận SLNA-B.Bình Dương. Tôi đánh giá đây là trận đấu có nhiều pha vào bóng trên mức cần thiết và trận đấu thường bị cắt vụn bởi nhiều tình huống phạm lỗi không đáng có. Cảm giác của tôi xem trận cầu này là khá bức xúc trước những pha phạm lỗi của cầu thủ hai bên.
Chuyên gia Vũ Mạnh Hải cho rằng, nguyên nhân bạo lực sân cỏ xuất phát từ sự thiếu ý thức, đạo đức của cầu thủ, đội bóng và một phần đến từ sự thiếu nghiêm khắc của giới trọng tài.“Có một thực tế nhiều cầu thủ Việt Nam chưa thực sự có sự nhận thức gìn giữ đôi chân cho các đồng nghiệp khác. Khi cầu thủ rơi vào tình cảnh tranh chấp thất thế hay năm ăn, năm thua là nhiều cầu thủ sẽ chơi xấu, đá bạo lực mà không cần quan tâm hậu quả của pha bóng đá đó.
Trong khi đó, không ít đội bóng lại chưa có sự giáo dục, răn đe, biện pháp xử phạt cần thiết để cầu thủ không có tư tưởng đá bạo lực khi ra sân.
Ngoài ra, một số trọng tài còn chưa dám mạnh tay rút thẻ đỏ trực tiếp đối với những pha bóng mang tính chất bạo lực. Tôi ví dụ như pha đạp bóng của Quế Ngọc Hải với Anh Khoa thì thay về phạt thẻ vàng và chờ án nguội thì cần phạt thẻ đỏ ngay lập tức. Hay như tình huống Samson (Hà Nội) chơi xấu cầu thủ của HAGL cũng xứng đáng phải nhận thẻ đỏ trực tiếp”.
Ông Hải chốt lại vấn đề:
“Khi mà cầu thủ có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp của mình, rồi các đội bóng quán triệt tư tưởng chơi bóng fair-play cho các cầu thủ và giới trọng tài cương quyết nghiêm khắc với những hành vi bạo lực thì chắc chắn bạo lực sân cỏ sẽ không còn là vấn đề nhức nhối của bóng đá Việt Nam”.
Huy Hùng
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất