(TT&VH Cuối tuần) - Khi thực hiện loạt bài Di sản văn hóa Tây Nguyên, nhóm phóng viên TT&VH Cuối tuần đã về Đông Giang (trước đây gọi là huyện Hiên), một huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh Quảng Nam, địa bàn cư trú chính của dân tộc C’tu. Ở đó, giữa rừng đại ngàn Trường Sơn, ngoài câu chuyện về Ker Tik, nghệ nhân điêu khắc của rừng xanh (xem bài trên TT&VH Cuối tuần số 16 và 17), còn có nhiều câu chuyện thú vị về nghệ thuật điêu khắc của người C’tu, trong đó đặc biệt là điêu khắc nhà mồ…
Đường vào Đông Giang, nếu chú ý, có thể thấy một nhà mồ dựng bằng gỗ nhỏ nằm lẻ loi trên triền đồi bên cạnh đường cái. Tuy chỉ nhỏ như cái lều, nhưng ngôi nhà mồ này làm bất kỳ ai cũng phải sửng sốt vì sự bề thế của phương cách cấu trúc và mật độ điêu khắc dày đặc tuyệt đẹp. Nếu như không phải trên đường nhựa, mà giữa rừng già, thì chắc người dạn dày nhất cũng phải... đứng tim vì cái màu lạnh lẽo ảm đạm của những cái đầu trâu bằng gỗ được tạc y như thật, bạc màu vì sương gió trên nóc, trên chái nhà. Cái vẻ linh thiêng làm con người phải nghiêng mình kính cẩn. Người nằm trong mồ là ai? Ai đã làm ra ngôi nhà mồ độc đáo cứ như đã đứng hàng trăm năm ở đấy? Họ vẫn còn sống hay là cũng đã đi về phía bên kia thế giới?
Nhà mồ gạch hoa - mái tôn của bố vợ chủ tịch huyện Tây Giang
Đi tìm nhà mồ trong truyền thuyết C’tu…
Chuyến đi của chúng tôi ban đầu chỉ là để tìm lại những ngôi nhà Gươl nổi tiếng của người C’tu (nhà Gươl là một công trình kiến trúc công cộng của một làng C’tu, tựa như nhà Rông ở Tây Nguyên hay ngôi đình Bắc Bộ) chứ không có ý định tìm nhà mồ. Đến khi dừng chân tại xã A Rớh để thăm nhà Gươl của ông Briu Pố, được nghe ông Pố kể mê mẩn gần một buổi tối về nhà mồ C’tu, thì mọi người nổi ý định đi tìm... nhà mồ. Theo lời ông Pố, thời trước chiến tranh chống Pháp, người C’tu làm rất nhiều nhà mồ. Nổi tiếng nhất trong số ấy là Ping Quanh Treo ở Kon K’trăng (Ping: nhà mồ. Quanh: bố. Treo: tên riêng. Nghĩa là Ngôi nhà mồ của bố anh Treo ở núi K’trăng) cách đây khoảng hơn 50 năm. Ngôi nhà mồ này rất đẹp, cơ man nào là điêu khắc, chi chít tượng lớn tượng nhỏ. Nó đẹp đến mức, theo ông Pố nói, những người già C’tu hồi đó chỉ mong nếu chết đi được an nghỉ trong ngôi nhà mồ như Ping Quanh Treo. Hỏi bây giờ những ngôi nhà mồ như thế còn không thì ông Pố lắc. Chiến tranh loạn lạc, chẳng còn thời gian nào mà làm. Làm nhà mồ thì phải làm vào thời bình, mất hàng năm mới xong. Thời binh lửa đói kém, mạng người giống như con chó con mèo, lo cho người sống chưa xong lo sao được cho người chết. Sau này khi hòa bình thì rừng cũng hết gỗ tốt, thợ giỏi...
Nhà mồ C'tu ở Đông Giang
Suốt chuyến đi, cứ hễ tạt vào ngôi nhà Gươl nào là chúng tôi lại tìm cách hỏi thăm về nhà mồ. Nhưng hầu như tất cả đều lắc đầu không biết. Họ chỉ cho chúng tôi ra xem những ngôi nhà mồ mới xây bằng gạch. Dọc đường về, chúng tôi bắt gặp một ngôi nhà mồ xây gạch hoa, mái tôn nằm ngay bên đường (đường mòn Hồ Chí Minh). Nhà mồ này có chút đặc biệt là thanh xà nóc bằng gỗ có chạm khắc hai hình ảnh: một chiếc đầu trâu bằng gỗ trên mái và một cái đầu chim Tring (chim Tring là một họa tiết quen thuộc trong điêu khắc C’tu). Ngoài ra, trên cột gạch có treo chiếc xương sọ trâu còn nguyên sừng. Hỏi thăm người qua đường mới biết rằng đó chính là mộ của bố vợ anh Briu Liếc - hiện đương là chủ tịch huyện Tây Giang. Chúng tôi nghĩ, đến mộ của bố vợ chủ tịch huyện mà điêu khắc cũng ít ỏi vậy thì chắc hết hy vọng tìm được ngôi nhà mồ truyền thống!
Chạy quanh mãi chẳng thấy, cuối cùng cái cần tìm lại ở ngay trước mắt. Trên đường về Đà Nẵng thì cả đoàn gặp mưa, phải dừng lại trú. Chợt một người chỉ tay bảo cái gì kìa! Mọi người nhìn theo thì thấy một tòa “lăng mộ gỗ” nho nhỏ xám xám thấp thoáng ngay trên triền đồi. Mặc mưa gió, tất cả chúng tôi chạy lên xem, ai cũng tấm tắc mừng rỡ vì đã tìm được ngôi nhà mồ truyền thống C’tu 100%. Đúng lúc ấy, có một đám trẻ con đi học ngang qua, hỏi thăm thì chúng bảo đó là Ping Quanh Đen (nhà mồ của bố Đen). Và thật bất ngờ nhất là, người làm ra nó khá trẻ, và ở ngay gần đấy. Tên anh ta là Briu Ngà!
(Đón xem tiếp trên TT&VH Cuối tuần số 35: Hảo hán nơi núi rừng)
Arsenal vừa tạo nên cú sốc trên thị trường chuyển nhượng khi đạt thỏa thuận chiêu mộ tiền vệ trung tâm Martin Zubimendi từ Real Sociedad với mức giá 60 triệu euro, theo xác nhận từ chuyên gia chuyển nhượng Fabrizio Romano.
Ngày 9/5 tại Hà Nội, Cục Thể dục Thể thao Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với ngành Truyền thông Đa phương tiện Trường Đại học FPT tổ chức lễ tổng kết chặng đường 5 năm của dự án “Thể thao Việt Nam cùng sinh viên Đại học FPT”, đồng thời khởi động giai đoạn phát triển mới hướng tới năm 2030.
Hãng hàng không quốc gia Việt Nam vừa tổ chức Lễ công bố đường bay thẳng giữa Hà Nội và Moscow, trong khuôn khổ các sự kiện diễn ra tại thủ đô nước Nga, dưới sự chứng kiến của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng đại diện lãnh đạo cấp cao hai nước.
Sáng sớm 10/5, mưa lớn kèm sấm sét kéo dài nhiều tiếng đồng hồ đã khiến nhiều khu vực ở TP. Hồ Chí Minh bị ngập sâu; có nơi nước ngập quá nửa bánh xe, lượng mưa lên tới 200 mm.
Ngày 9/5/2025, Bệnh viện Mắt Hoa Lư (thuộc hệ thống Y khoa VISI) đã phẫu thuật thành công ca đặt Paul Glaucoma Implant (Paul Valve) cho một bệnh nhân glaucoma nặng, đánh dấu ca thứ hai tại Việt Nam sử dụng kỹ thuật tiên tiến này.
Trang tin “The New Zealand Herald” đã đăng tải bài viết của tác giả Ben Groundwater – một nhà văn người Australia - cho rằng Việt Nam gây ấn tượng mạnh mẽ với du khách Australia bởi những món ăn ngon “nhất thế giới” cùng với cảnh quan tuyệt vời trải dài từ vùng đất thấp châu thổ đến vùng núi cao.
Trong khuôn khổ Chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam do Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức tại thành phố Geneva (Thụy Sĩ), bạn bè quốc tế ngày 8/5/2025 đã rất ấn tượng với các tiết mục nhã nhạc Cung đình Huế.
Huế không chỉ là trung tâm Phật giáo lớn của cả nước, mà còn là nơi bảo tồn kho tàng mỹ thuật Phật giáo đặc sắc - nơi tinh thần từ bi và trí tuệ nhà Phật được chuyển tải qua hệ thống mỹ học và mỹ thuật đậm đà bản sắc.
Cách đây tròn 60 năm, ngày 10/5/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu viết những dòng đầu tiên của bản Di chúc lịch sử. Trong 4 năm cuối đời, cứ vào trung tuần tháng 5, vài ngày trước sinh nhật, Người lại dành thời gian để viết và sửa những lời dặn dò trong Di chúc.
Đoàn quân của HLV Nguyễn Đình Hoàng đã gặt hái những "quả ngọt" ban đầu tại vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025. Các cô gái Việt Nam hy vọng vào một kết quả tích cực trong trận gặp Iran lúc 16h00 ngày 11/5.