(TT&VH) - Từ ngày 1/7, 5 hãng phim nhà nước đồng loạt chuyển đổi sang hình thức công ty TNHH một thành viên. Với hình thức này, Nhà nước cấp vốn 100% nhưng trách nhiệm của doanh nghiệp là phải làm cho đồng vốn sinh lời. Thực chất chỉ là “bước đệm” cho kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp vào những năm tới. Việc đáng phải làm từ lâu nhưng đến thời điểm này vẫn khiến không ít nghệ sĩ choáng váng.
Không ít người hy vọng đó chỉ là sự thay đổi có tính chất “bình mới rượu cũ” sau những kinh nghiệm xương máu mà đơn vị tiên phong cổ phần hóa - Hãng phim Truyện I đã và đang phải đối mặt. Nhưng cũng không ít nghệ sĩ lại mong một sự đổi mới thật sự, một sự thay đổi có tính chất phá cách để cứu ngành điện ảnh đang ngày một trì trệ và xuống cấp.
Lo ngại đến giờ G
Sự chuyển đổi này xem ra đang khiến giới làm nghề chộn rộn. NSƯT, họa sĩ Vũ Huy (Hãng phim truyện Việt Nam) cho rằng, việc chuyển đổi nền điện ảnh Cách mạng Việt Nam có truyền thống trên 50 năm sang một cơ chế quản lý mới công ty TNHH một thành viên hay cổ phần hóa đối với anh về cơ bản đó là bước ngoặt lớn về mặt quản lý đã và sẽ có tác động rất lớn đến sự phát triển, truyền bá, ảnh hưởng của nền điện ảnh VN đối với xã hội VN trong giai đoạn hiện nay.
Nhà quay phim Lý Thái Dũng (trái) và NSƯT Vũ Huy
“Về cơ bản chúng ta buộc phải hiểu rằng sẽ không còn sự giúp đỡ, nuôi dưỡng của nhà nước với điện ảnh như nó vốn có. Đặc biệt là sự quan tâm của nhà nước đối với điện ảnh (một loại hình văn hóa rất quan trọng). Nói cách khác sự chuyển đổi này đẩy nền điện ảnh sang cơ chế quản lý tư nhân” - ông nhận định. Ông Huy cũng đồng ý rằng, cơ chế quản lý tư nhân không có gì là mới so với thế giới, nhưng ở VN việc chuyển đổi cơ chế như vậy sẽ có một vài vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng sâu sắc đến việc phát triển của nền điện ảnh.
“Tôi nhớ năm 1995 khi còn ở Pháp, trong khi cùng làm việc với Đoàn điện ảnh VN sang thăm Trung tâm điện ảnh quốc gia Pháp, ông Giám đốc Trung tâm nói: “Nếu chính phủ chúng tôi không có sự hỗ trợ đặc biệt cho nền điện ảnh Pháp cụ thể là 200 triệu đô la một năm thì điện ảnh Pháp cũng đã bị tiêu diệt như điện ảnh Ý và các nền điện ảnh châu Âu...” – ông dẫn chứng.
NSƯT, nhà quay phim Lý Thái Dũng (Hãng phim truyện Việt Nam) cũng coi việc chuyển đổi cơ chế là 1 việc làm tất yếu, do cơ chế hiện tại bộc lộ nhiều điểm yếu, khiến điện ảnh khó phát triển. Tuy nhiên, anh cho rằng, vì điện ảnh là 1 ngành đặc biệt nên sự quy hoạch, chuyển đổi cơ chế của ngành cũng không dễ dàng như những ngành khác. Việc thay đổi cơ chế luôn kèm theo sự thay đổi nhân sự.
“Điều tôi băn khoăn chính là những lỗ hổng về “vị trí nhân lực” do những người đã gắn bó với ngành điện ảnh lâu năm sẽ ra khỏi cơ chế mới với nhiều lý do (khách quan cũng như chủ quan) – anh thẳng thắn bày tỏ - Dây chuyền của bộ máy sản xuất trong ngành điện ảnh sẽ thiếu nhân lực trầm trọng do khâu đào tạo đội ngũ kế cận chưa được chuẩn bị hoặc chưa có kế hoạch đào tạo, ở cả thành phần sáng tạo nghệ thuật và lao động đặc thù. Việc này cần có thời gian, đặc biệt là kinh phí và kế hoạch ngắn hạn và dài hạn”.
“Sinh lời” - hy vọng lãng mạn
Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã
Lâu nay, nền điện ảnh nhà nước làm phim hầu không cần biết đến lỗ, lãi, nay nếu chuyển sang cơ chế mới, thì các hãng phải chịu trách nhiệm về việc sinh lời cho đồng vốn của nhà nước. Về điều này, nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã (Hãng phim Truyện I) thẳng thắn, nếu duy trì cơ chế công ty TNHH một thành viên mà lại hy vọng hãng phim sinh lời thì thật là lãng mạn.
Bà Nhã phân tích: Thực tế, các nghệ sĩ không kém cỏi trong kinh doanh, cũng không ngờ nghệch trong việc bảo vệ quyền lợi cho cá nhân mình. Rất nhiều người từ hãng phim nhà nước đã bung ra lập hãng phim tư nhân, công ty truyền thông... hoạt động độc lập và sống tốt. Như vậy, vấn đề nằm ở cách bổ nhiệm cán bộ đại diện cho nhà nước trong doanh nghiệp, chứ không nằm ở chỗ cái cơ chế đó vận hành ra sao.
Bài toán mà người lãnh đạo một công ty TNHH một thành viên phải giải để có đủ tiền trả lương cho hệ thống nhân sự dưới tay mình là làm sao có được (và giữ được) người tài trong doanh nghiệp, năng động tìm kiếm đầu vào đầu ra cho tác phẩm một cách linh hoạt. Bên cạnh đó cần tinh lọc nhân sự quyết liệt để cất gánh nặng quỹ lương, song hành với việc trải chiếu hoa mời người tài đến với mình.
Còn nhà quay phim Lý Thái Dũng thì bày tỏ lo ngại trước thực tế là những phim hay của các nền điện ảnh cũng “đếm trên đầu ngón tay”, và để có 1 phim hay đồng nghĩa với việc có 9 phim trung bình, nhàng nhàng, rất dở đã được ra đời cùng lúc. Ngay những “nền công nghiệp điện ảnh” như Mỹ, Ấn Độ, Hồng Kông cũng không phải là 1 ngoại lệ. Điều quan trọng là những phim “ăn khách” và những “thu nhập phụ của bộ phim” sẽ hỗ trợ kinh phí cho những phim “lỗ”. Thu nhập từ bán vé xem phim, quảng cáo từ truyền hình sẽ hỗ trợ tái đầu tư cho điện ảnh ở mọi khâu... điện ảnh VN, các hãng phim của chúng ta cũng không nằm ngoài quy luật... Nếu cổ phần hóa mà không có sự hỗ trợ của nhà nước về kinh phí, đào tạo, hạn ngạch nhập khẩu phim, rạp chiếu phim của nhà nước,... điện ảnh VN sẽ chết, hoặc nếu sống, nó sẽ không còn là điện ảnh VN nữa.
Vì thế anh kiên trì với quan điểm, nhà nước cần tiếp tục đầu tư cho điện ảnh một cách khoa học, đồng bộ ở mọi lĩnh vực liên quan đã nói trên, cần cân nhắc kỹ việc cổ phần hoá điện ảnh vì nếu nhà nước giữ 51% thì sẽ không cổ phần hóa được, nếu tư nhân chiếm 51%, nền điện ảnh VN sẽ biến mất. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn rất cụ thể cho việc đầu tư, và cần có cách đánh giá “ lợi nhuận” do điện ảnh mang lại không giống như đa số các ngành khác là được đo bằng tiền lãi.
Không phải là “thảm họa”
Có một thực tế là nền điện ảnh VN (bao gồm cả điện ảnh tư nhân) vẫn đang tồn tại, vẫn đang thu hút người tài và các nguồn đầu tư. Có thể có nhiều điều chưa hài lòng, nhưng cơ thể điện ảnh VN không ốm yếu như nhiều người nghĩ. Nó còn đang ở giai đoạn đầu thích nghi với quy luật tự nhiên, đang cố gắng để phát triển theo quy luật tự nhiên.
“Xét ở khía cạnh đó thì việc cổ phần hoá (thậm chí xoá sổ) vài hãng phim nhà nước không phải là một thảm hoạ - nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã thẳng thắn phát biểu - Có lẽ trong tương lai gần, sẽ xuất hiện nhiều nhà sản xuất độc lập với dòng phim ít kinh phí mà giàu nhiệt huyết, cùng song hành với thị trường điện ảnh giải trí. Đó là hướng phát triển lành mạnh.
Huyền thoại quần vợt Serena Williams mới đây đã lên tiếng chỉ trích vụ bê bối doping của tay vợt số 1 thế giới Jannik Sinner, cho rằng cô sẽ bị cấm thi đấu tới 20 năm nếu rơi vào tình huống tương tự.
Ngày 18/4, khoảng 14 giờ, lửa bất ngờ bùng phát tại tòa nhà số 1 Thái Hà (phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội). Lửa cháy lớn, kèm theo cột khói bay cao khiến người dân xung quanh khu vực hoảng sợ.
Ngày 26/4 hàng năm là dịp để thế giới tôn vinh và ghi nhở về tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ - một lĩnh vực pháp lý quan trọng, không chỉ bảo vệ sản phẩm trí tuệ mà còn là nền tảng cho sự phát triển bền vững của nền văn hóa, khoa học và công nghệ.
Trước ngày 30/4/1975 lịch sử, Dinh Độc Lập là một trong những cơ quan đầu não chính quyền Sài Gòn, nơi chứng kiến sự can thiệp quân sự của nước ngoài gây chiến tranh tàn khốc ở Việt Nam.
Sáng 18/4, UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội thảo "Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa, khu phát triển thương mại và văn hóa".
XSMN 18/4: Xổ số miền Nam ngày 18/4/2025 gồm các tỉnh Vĩnh Long, Bình Dương và Trà Vinh. Theo dõi kết quả XSMN hôm nay thứ Sáu ngày 18/4 trên giaidauscholar.com.
Trở lại đội tuyển futsal nữ Việt Nam sau thời gian thi đấu thành công cùng CLB TP.HCM, Trần Thị Thùy Trang – "Quả bóng Vàng Việt Nam 2024" đang đứng trước một dấu mốc đặc biệt trong sự nghiệp: trở thành cầu thủ nữ đầu tiên của Việt Nam có cơ hội góp mặt ở hai kỳ World Cup, cả sân cỏ và futsal.
Điện hoa Tú Oanh - thương hiệu hoa tươi uy tín tại Hà Nội, là địa chỉ tiên phong trong đào tạo nghề cắm hoa bài bản, gắn liền với trang bị kiến thức kinh doanh và kỹ năng khởi nghiệp thực tế.
Ngày 18/4, Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính một trường hợp về việc phát trực tiếp (live stream) thông tin sai sự thật tại trụ sở Đội Sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, Phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố.
So sánh iPhone 13 và iPhone 12 là điều nhiều người quan tâm khi chọn mua điện thoại tầm trung của Apple. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.
Cập nhật các cách xem trực tiếp bóng chuyền AVC Women's Champions League 2025 (giải Vô địch các CLB nữ châu Á 2025) của VTV Bình Điền Long An, đại diện duy nhất của bóng chuyền Việt Nam.
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập (1995–2025), Tổng công ty Hàng không Việt Nam và hướng tới những ngày lễ trọng đại của đất nước trong năm 2025, Vietnam Airlines chính thức ra mắt chiếc máy bay Boeing 787-9 Dreamliner mang số hiệu VN-A868.
Âm nhạc không chỉ là nghệ thuật mà còn là tài sản trí tuệ của người sáng tác nhưng không ít trường hợp tác phẩm bị sao chép, sử dụng trái phép mà tác giả không biết hoặc khó khăn trong việc bảo vệ quyền lợi của mình.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam sẽ mang đến cho khán giả chuỗi chương trình đặc biệt quy mô lớn, đa dạng về nội dung và hình thức thể hiện, trải rộng trên các kênh sóng truyền hình và nền tảng số.
Ngày 18/4, tại đường Nguyễn Tất Thành, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận diễn ra Festival khinh khí cầu Bình Thuận- năm 2025 do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với các đơn vị tổ chức.