(giaidauscholar.com) -
Thưa anh chị,
Mới đây, một công bố của Hiệp hội các nhà môi giới bất động sản Mỹ tại bang California cho biết, mặc dù chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ về dân số nhưng người Mỹ gốc Á lại tạo nên 26% trong tổng số các vụ mua bán bất động sản năm 2011 của bang.
Chỉ hơn một thập kỷ trước, với 14 triệu người châu Á ở Mỹ, số lượng đóng góp trung bình là 4,6%.
Californnia là tiểu bang có nhiều người Việt nhất ở Mỹ (trong tổng số 1,7 triệu) nên chắc chắn có sự đóng góp của người Việt vào con số nói trên. Một tình trạng tương tự được ghi nhận ở các vùng như Houston (Texas), Washington D.C – nơi có nhiều người châu Á, bao gồm người Việt sinh sống.
Người châu Á nói chung và người Việt nói riêng vẫn mang tâm lý sở hữu nhà là ưu tiên hàng đầu, trong khi người Mỹ bản địa nhiều người không coi trọng việc đó và rất nhiều người lại đi thuê căn hộ chung cư để ở. Trulia, một tổ chức nghiên cứu về nhà đất cho biết xu hướng thuê nhà tiếp tục tăng, khoảng 3,9% trong năm ngoái,
Dù sao thì mua nhà vẫn có những điểm lợi hơn đi thuê nhà, vì giá thuê nhà ở Washington D.C khiến người ta tính rằng nếu lấy số tiền đi ở nhà thuê trong khoảng hơn chục năm là có thể mua được một ngôi nhà nho nhỏ.
Nhưng cũng có thực tế khác được đề câp tới đó là nhiều vụ mua bán nhà được thực hiện bởi các ông bố bà mẹ từ châu Á sang âm thầm lặng lẽ mua nhà cho con đang ăn học. Và đáng nói nhất là họ nhìn thấy giống như một cơ hội làm ăn lớn, với việc mua đi bán lại, mua rẻ bán đắt nhà đất có thể tạo ra nguồn thu nhập đáng kể.
Đó là lý do tại sao giá trị mua nhà ở Mỹ của người châu Á năm 1916 mới chỉ có hơn 110 tỉ tthì năm ngoái đã tăng lên thành 1 ngàn tỉ USD.
Nhưng đó mới chỉ là cách giải thích của báo Mỹ. Anh Khánh, một người Việt ở Virginia chuyên môi giới nhà đất cho rằng buôn bán địa ốc ở gần nơi cộng đồng người Việt đang ở trở nên nhộn nhịp hơn vì bất động sản ở Việt Nam đang đóng băng.
Đầu tư địa ốc ở Mỹ trong mắt người Việt chỉ là phương án cuối cùng bởi chi phí quá lớn mà riêng việc nộp thuế đất hàng năm lẫn duy tu bảo dưỡng cho một ngôi nhà cỡ 1 triệu USD có thể mất cỡ từ 7-20 ngàn USD/năm tuỳ từng bang khác nhau.
Chúc anh chị sức khoẻ, hẹn ở thư sau!
Phạm Tấn (Washington D.C)
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần