(giaidauscholar.com) Với trên 100 phiên bản châu phê, triển lãm "Thư pháp của các Hoàng đế nhà Nguyễn" giới thiệu tới công chúng những nét độc đáo, tinh hoa nhất từ bút tích của đích thân các vua nhà Nguyễn trên châu bản.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 tổ chức tọa đàm khoa học "Châu bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới Khu vực châu Á-Thái Bình Dương".
Triển lãm khai mạc vào sáng nay 3/1 tại Trung Tâm Lưu trữ Quốc gia I (số 5 Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội) . Đây là sự kiện kỷ niệm 100 năm kết thúc khóa thi Nho học cuối cùng (1919 - 2019) và chào mừng Ngày Lưu trữ Việt Nam 3/1.
Châu bản triều Nguyễn là các tài liệu hành chính, chủ yếu được viết tay trên giấy dó bằng chữ Hán Nôm, trên văn bản hiện còn lưu bút tích phê duyệt bằng mực son của 10 vị hoàng đế nhà Nguyễn. Họ phê duyệt trực tiếp trên Châu bản bằng mực son với nhiều hình thức phong phú như: Châu phê, châu điểm, châu khuyên, châu mạt, châu sổ, châu cải... Mặc dù không chủ tâm thể hiện chữ viết theo lối thư pháp nhưng châu phê của các Hoàng đế trên châu bản đã phần nào thể hiện kỹ thuật vận bút điêu luyện, đạt đến trình độ thẩm mỹ rất cao.
Theo các nhà nghiên cứu, bút son trên châu bản triều Nguyễn không chỉ đơn thuần ẩn chứa những giá trị nghệ thuật đặc sắc, mà nội dung còn thể hiện vai trò quyền lực của người đứng đầu đất nước với những quan điểm về cách trị quốc, an dân khác nhau của mỗi vị Hoàng đế. Giai đoạn triều Nguyễn còn là một vương triều độc lập (1802-1884), nội dung phê duyệt của các hoàng đế trên châu bản thể hiện ý chí, quyền lực của người đứng đầu đối với mọi vấn đề của quốc gia.
Dưới đây là một số châu bản nổi bật trong số hơn 100 phiên bản tại triển lãm.
Vua Gia Long (1802-1820) phê duyệt trên châu bản không nhiều, chủ yếu là những văn bản có nội dung kê khai dân số của trường duyệt tuyển địa phương. Điều này thể hiện hoàng đế rất quan tâm đến vấn đề quân sự quốc phòng.
Vua Minh Mệnh (1820 - 1840) đặc biệt quan tâm phê duyệt trên châu bản triều Nguyễn với những nội dung liên quan đến việc củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền và tình hình nông nghiệp, đê điều.
Vua Thiệu Trị (1841-1847) là người yêu thích thơ ca, tính tình hiền hòa,
bởi vậy nên lời phê rất dung hòa, nhẹ nhàng tập trung chủ yếu
trên lĩnh vực liên quan đến đời sống của nhân dân lao động
Vua Tự Đức (1848 - 1883) là người đặc biệt yêu thích thơ văn,chính vì vậy trên
rất nhiều văn bản, lời phê của nhà vua còn dài hơn tấu trình của quan. Qua nội dung lời phê của hoàng đế Tự Đức có thể thấy rõ bối cảnh lịch sử, kinh tế - xã hội, chính trị,
ngoại giao của Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX. .
Vua Đồng Khánh (1885-1888) là người hiền lành, thích đọc sách Kinh dịch và bói toán. Thời gian vua Đồng Khánh trị vì, tình hình chính sự trong nước không ổn định, nội dung lời phê trên Châu bản thể hiện quyền hành của Vua Đồng Khánh không vượt ra ngoài giới hạn của cung điện, chủ yếu về chi tiêu trong hoàng cung, thưởng phạt quan lại.
Thành Thái (1889 - 1907) là vị vua tiến bộ, yêu nước. Các hoàng tử, hoàng nữ con của ông đều phải học Pháp ngữ song song với Hán tự. Bản thân nhà vua cũng học tiếng Pháp để giao tiếp, ông còn cho mở trường Quốc học vào năm 1896 để đào tạo nhân tài có trình độ về văn minh phương Tây. Bút phê của ông trên Châu bản thể hiện sự quan tâm rất nhiều đến giáo dục, thi cử, nhất là việc học chữ Pháp.
Vua Duy Tân (1907-1916) phê duyệt trên châu bản triều Nguyễn chỉ tập trung các vấn đề liên quan đến việc điều phái quan lại, công việc trong hoàng tộc, như vậy có thể thấy được quyền lực của nhà vua đối với các lĩnh vực trong xã hội bị hạn chế. Tuy nhiên, bút phê của nhà Vua trên bản tấu về việc in sách "Thực lục" và việc thi cử là minh chứng khẳng định vị vua này đã rất quan tâm tới việc biên soạn chính sử và nền giáo dục nước nhà.
Vua Khải Định (1916 - 1925) trong thời gian tại vị thì mọi quyền hạn đều do người Pháp nắm. Châu phê của ông chủ yếu về các vấn đề tổ chức tế lễ, diễn kịch, thưởng phạt quan lại...
Vua Bảo Đại ( 1926 - 1945) là hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn, sang Pháp du học từ nhỏ.Bút phê của ông là những việc liên quan đến tế lễ, ban phát sắc bằng huy chương cho quan lại, còn mọi công việc cai trị khác do người Pháp quyết định.
Nhà văn Bùi Tiểu Quyên - tác giả được nhiều bạn đọc trẻ yêu thích với cuốn sách về chủ đề biển đảo “Cà Nóng chu du Trường Sa”, tiếp tục mang đến cho độc giả trải nghiệm hấp dẫn với “Xám Ngố đi thành phố”. Đây là phần 2 của “Hùm Xám qua sông” – cũng là một tác phẩm lý thú của cô.
Một trong những series phim Việt có doanh thu lớn nhất thời đại của đạo diễn Lý Hải là “Lật mặt” sẽ giới thiệu phần 8 trong dịp lễ 30/4 năm nay. Ê-kíp phim cùng nhà sản xuất Lý Hải vừa tổ chức thêm buổi quảng bá dự án này vào tối 22 tháng 4 ở Thành Phố Hồ Chí Minh để “Lật mặt 8” tiếp cận gần khán giả hơn.
Fanpage chính thức của Madam Pang mới đây đã chia sẻ hình ảnh vị chủ tịch LĐBĐ Thái Lan nhập viện. Được biết, Madam Pang đã phải vào bệnh viện Bumrungrad.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 3475/VPCP-CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về triển khai dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 và các tuyến giao thông kết nối (Dự án).
Chiều 23/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã có buổi làm việc với Văn phòng Chủ tịch nước về công tác tháng 4/2025 và nhiệm vụ trọng tâm công tác tháng 5/2025. Cùng dự với Chủ tịch nước có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.
XSAG 24/4: Xổ số An Giang phát hành bởi công ty xổ số kiến thiết An Giang quay thưởng vào lúc 16h10 ngày thứ Năm hàng tuần. Trực tiếp kết quả XSMN cập nhật nhanh nhất trên giaidauscholar.com.
XSTN 24/4: Xổ số Tây Ninh được phát hành bởi công ty xổ số kiến thiết Tây Ninh quay thưởng vào lúc 16h10 ngày thứ Năm hàng tuần. Trực tiếp kết quả XSMN cập nhật nhanh nhất trên giaidauscholar.com.
XSBTH 24/4: Phát hành bởi công ty xổ số kiến thiết Bình Thuận quay thưởng vào lúc 16h10 ngày thứ Năm hàng tuần. Trực tiếp kết quả XSMN cập nhật nhanh nhất trên giaidauscholar.com.
Chiều 23/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Tổ trưởng Tổ chỉ đạo số 3 của Đảng bộ Chính phủ nhiệm kỳ 2025-2030, chủ trì Hội nghị triển khai công tác chỉ đạo đại hội của 6 Đảng bộ.
Chiêm ngưỡng tác phẩm của các họa sĩ – chiến sĩ sáng tác trong các thời kỳ kháng chiến, người xem có cảm giác như trong một thước phim quay chậm, đưa tới những ký ức khó quên về chiến trường khốc liệt để giành độc lập tự do cho dân tộc.
Là một trong những nữ nghệ sĩ hiếm hoi theo đuổi nghệ thuật điêu khắc, một lĩnh vực sáng tạo đầy nhọc nhằn, vất vả và khắc nghiệt, nhưng với niềm đam mê và sự cống hiến không ngừng nghỉ, 30 năm qua, nhà điêu khắc Lưu Thanh Lan vừa tham gia giảng dạy vừa miệt mài theo đuổi sáng tạo. Chị đã tạo ra một bộ tác phẩm lớn đồ sộ, trên nhiều chất liệu đá, đồng, gốm, gỗ… Nhiều tác phẩm trong số đó đạt giải Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc và có mặt trong nhiều không gian công cộng và trong bộ sưu tập của các bảo tàng, cá nhân.
Chiều 23/4/2025, tại Trung tâm Thông tấn quốc gia (Hà Nội), Liên chi hội nhà báo Thông tấn xã Việt Nam phối hợp với Ban biên tập Ảnh tổ chức Trưng bày ảnh: “Ảnh chân dung - góc nhìn của nhà báo Ngô Minh Đạo”.
Những bộ phim lịch sử không chỉ là tác phẩm nghệ thuật, mà còn là sợi dây kết nối quá khứ với hiện tại, giúp cho lịch sử đến gần với khán giả, đặc biệt là thế hệ trẻ chân thực, tự nhiên, là một cách đưa lịch sử chạm vào trái tim người trẻ!
Những kiến thức cơ bản về đạo Phật, qua sự hiểu biết sâu rộng của tác giả Trăng Yên Tử kết hợp với hình ảnh minh họa đáng yêu, ngộ nghĩnh của họa sĩ Nguyễn Hữu Tiệp, 10 tập của bộ truyện Mẹ kể con nghe - Chuyện chùa Việt, được tác giả khuyên đọc, với cả những người đã trưởng thành.
"Người đi dép cao su" từ kịch bản của nhà văn Algeria Kateb Yacine là một trong hai vở kịch trong chương trình "Tháng năm cùng người" kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, được diễn tại Nhà hát Kịch Việt Nam vào ngày 27-4 và 17-5.
"Bài ca thống nhất" không chỉ là một sự kiện giao lưu, mà còn là một hành trình trở về ký ức – nơi những câu chuyện có thật từ các nhân chứng lịch sử giúp thế hệ trẻ hôm nay hiểu rõ hơn về một thời kỳ chiến tranh ác liệt nhưng tràn đầy lý tưởng sống và tinh thần dân tộc bất khuất.
Chương trình 'Nét đẹp Việt mùa 3: Chạm vào Di sản' do TikTok Live và Quỹ Hỗ trợ Bảo tồn Di sản Văn hóa Việt Nam tổ chức, nhằm quảng bá văn hóa, di sản và thúc đẩy thúc đẩy du lịch bền vững thông qua hình thức livestream (phát trực tiếp).
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Hội Kiến trúc sư Việt Nam phối hợp với Hội Kiến trúc sư Thành Phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Kiến trúc Việt Nam - 50 năm đất nước thống nhất”, với sự hỗ trợ của Thành ủy và Uỷ ban nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động nằm trong chương trình tổng kết 50 năm văn học nghệ thuật Việt Nam theo chỉ đạo của Ban Bí thư.