12/05/2024 08:52 GMT+7 | Văn hoá
Tôi thuộc thế hệ 6x đời giữa, nghĩa là đã trải qua những năm tháng khó khăn của đất nước thời bao cấp.
Hồi ấy, chiếc xe đạp là một tài sản và chỉ nhiều lên trên các đường phố miền Bắc. Xe đạp phải có biển số và đăng ký với cơ quan công an. Cũng không phải nhà nào cũng có xe đạp. Xe đạp hiếm đến mức quê tôi là một làng khá giàu ở ven đô Hải Phòng còn có dịch vụ cho thuê xe đạp, nửa ngày 5 hào để người làng "lên phố".
Sau năm 1975, xe đạp mới bắt đầu xuất hiện nhiều ở miền Bắc. Khi đó, nhiều người từ miền Nam trở về thường mang theo chiếc khung và mua thêm phụ tùng để lắp thành chiếc xe đạp hoàn chỉnh. Người ta gọi đó là chiếc xe Sài Gòn, hoặc xe khung dựng. Xe này không "chất" bằng những chiếc Thăng Long, Thống Nhất được sản xuất hoàn chỉnh ở miền Bắc, càng không so được với những Phượng Hoàng, Vĩnh Cửu (Trung Quốc); Favorit, Eska (Tiệp Khắc); Diamant, Mifa (Đông Đức), đỉnh nhất là các hiệu xe Peugeot, Mercier (Pháp)…
Để khẳng định giá trị của chiếc xe đạp, người Hà Nội thậm chí còn những có câu "tục ngữ": "Có vợ mà cho đi Tây/ Như xe không khóa để ngay Bờ Hồ". Riêng chiếc Peugeot (Pơ-giô, có người còn gọi là lơ, doa - chẳng hiểu vì sao) thì có riêng các câu: "Đẹp trai đi bộ không bằng mặt rỗ đi lơ", "Xe Pơ-giô để Bờ Hồ không khóa".
Để quản lý chiếc xe, người ta dùng khóa. Xe Pháp, Trung Quốc có khóa vòng qua bánh sau, xe Việt Nam không có những chiếc khóa như thế. Thế rồi, Công ty khóa Việt Tiệp cho ra đời những chiếc khóa dây, làm nức lòng người đi xe đạp.
Tuy nhiên, việc mất xe vẫn xảy ra như cơm bữa. Và đây là những bức ảnh nói lên tinh thần cảnh giác của người dân để bảo vệ chiếc xe đạp của mình, mặc dù khi đó (nửa sau những năm 1990) thời bao cấp đã lùi xa, thời mở cửa mở ra với nhiều chủng loại xe máy, nhưng chiếc xe đạp vẫn là một tài sản đáng giá.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất