02/05/2024 18:21 GMT+7 | Bóng đá Anh
Trong cuộc họp thường niên của Everton vào tháng 1/2019, ông chủ Farhad Moshiri đã đưa ra một lời hứa hẹn đầy kịch tính.
Nói về tham vọng xây dựng sân vận động 52.888 chỗ ngồi tại Bramley-Moore Dock, cổ đông chính của CLB bộ cam kết: "Tôi sẽ chi tiền không tiếc tay. Các thị trường tư nhân sẽ cung cấp 350 triệu bảng Anh, quyền đặt tên sẽ mang lại cho chúng tôi thêm một khoản và chúng tôi có thể sẽ có khoản hổng vốn là 100 triệu bảng Anh".
Ông ấy nói thêm: "CLB này đủ mạnh mẽ để thực hiện dự án. Đây không phải là thứ xa xỉ; chúng tôi phải hoàn thành nó. Nếu chúng tôi muốn là một CLB lớn, chúng tôi cần một sân vận động hiện đại và chúng tôi sẽ đạt được điều đó".
Cách đây khoảng 15 tháng, vào tháng 1/2023, Moshiri vẫn giữ nguyên kịch bản tương tự. Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu hoạt động của Everton tại thời điểm đó đã phát hiện ra những dấu hiệu dần dần dẫn đến việc CLB này lâm vào khủng hoảng tài chính với khoản nợ khổng lồ.
Một trong những dấu hiệu đầu tiên xuất hiện vào tháng 1/2020, Everton đã gây chú ý với việc thuê một ngân hàng đầu tư của Mỹ là JP Morgan và ngân hàng lớn nhất của Nhật Bản là MUFG, để giúp huy động 500 triệu bảng Anh để xây dựng sân vận động.
Bộ đôi này là những tên tuổi nổi tiếng trong lĩnh vực tài chính, vì vậy sự hợp tác này dường như là một trong những bản hợp đồng quan trọng nhất của mùa giải. Nhưng mối quan hệ này lại trở thành gánh nặng cho họ, vì những nỗ lực kết hợp của hai tổ chức tài chính khổng lồ này không thể đảm bảo nguồn vốn cho dự án trong gần bốn năm cố gắng.
Các chuyên gia đã nói với The Guardian rằng phương thức thông thường để tài trợ cho các sân vận động mới là đảm bảo tất cả các khoản tiền cần thiết trước khi bắt đầu xây dựng. Không có sự thoải mái từ khoản đầu tư đó - và với việc các nhà cho vay nổi tiếng trước đây bao gồm Santander và Ngân hàng Công thương Trung Quốc không còn cung cấp khoản vay cho CLB - Everton buộc phải vay tiền từ các nguồn khác nhau để trang trải nhu cầu vốn lưu động.
Tháng 9/2019, Everton đã mở một "đường tín dụng" trị giá 80 triệu bảng Anh với một công ty có tên Rights and Media Funding (RMF), chuyên vay tiền từ các công ty nước ngoài mờ ám để cho các CLB bóng đá vay lại. Nợ của RMF nhanh chóng tăng lên.
Để đảm bảo khoản vay, RMF đã có được quyền sở hữu bất động sản xung quanh Goodison Park. Thêm vào đó, hợp đồng của họ còn được cho là có các điều khoản cho phép họ phủ quyết thương vụ mua lại được đề xuất bởi nhóm đầu tư thể thao Mỹ MSP Capital vào năm ngoái.
Tình hình tài chính của Everton tại Goodison Park đang rất căng thẳng và không có dấu hiệu hạ nhiệt. Chính nhu cầu liên tục phải bơm thêm vốn lưu động - cùng với khoản nợ khổng lồ so với tài sản của Everton - đã khiến các giám đốc CLB lo ngại. Theo quy định, khi các công ty gặp khó khăn về tài chính, ban giám đốc cần phải tham khảo ý kiến chuyên môn và theo dõi chặt chẽ tình hình tài chính của doanh nghiệp để đảm bảo họ không kinh doanh trong tình trạng mất khả năng thanh toán.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất