17/03/2016 06:52 GMT+7 | Văn hoá
(giaidauscholar.com) - Năm 2015, Cười xuyên Việt phiên bản thí sinh là chương trình truyền hình được tìm kiếm nhiều nhất trên Google, nhưng phía tổ chức không muốn “ngủ yên trong chiến thắng” nên lập tức thay đổi.
Nếu mùa đầu tiên là các thí sinh gần như vô danh tham dự, mùa thứ hai là những nghệ sĩ đã làm nghề tương đối chuyên nghiệp và nổi tiếng. Đến mùa thứ ba, cuộc thi gồm 5 nhóm kịch, đó là Buffalo, Chuồn chuồn giấy, Đời, CMV, Xpro cũng đã làm nghề một thời gian, nhưng chưa thật nổi tiếng.
Giàu thành tựu bề nổi trong 5 nhóm này có lẽ là Buffalo, vì đã từng dựng một vài vở kịch dài, mà gần đây nhất là nhạc kịch Tấm Cám, công diễn tại Nhà hát Bến Thành.
Nếu hai mùa trước chương trình đã góp phần làm nên tên tuổi của Lê Dương Bảo Lâm, Mạc Văn Khoa hoặc tái khẳng định tên tuổi Huỳnh Lập, Nam Thư, La Thành thì mùa thứ ba sẽ khó được như vậy. Tiêu chí mùa ba là “sự gắn kết của một tập thể để tạo ra một tác phẩm hoàn chỉnh”, mà mỗi nhóm lại khá nhiều người.
Làm được sự thay đổi dễ dàng như vậy vì Cười xuyên Việt tự viết kịch bản, nên gần như không chịu sự ràng buộc về định dạng và bản quyền gốc. Cách làm này có thể nói là “vượt rào” nếu nhìn vào cách làm thường thấy trên thế giới.
Thông thường, nếu tạo ra được một định dạng ăn khách ở mùa thứ nhất, họ sẽ cố gắng duy trì và phát triển, để cuối cùng, bán định dạng đó cho nhiều đơn vị khác. Dường như Cười xuyên Việt không muốn như vậy, nên cố thay đổi để tránh sự nhàm chán cho khán giả.
Hơn nữa, khán giả Việt Nam rất dễ “cả thèm chóng chán”. Dù không phải tất cả, nhưng với nhiều chương trình “sống” hàng chục năm trên thế giới, mua về sản xuất tại Việt Nam chỉ đến mùa thứ ba, thứ tư đã rất ít người xem.
Văn Bảy
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất