12/08/2015 19:11 GMT+7 | Champions League
(giaidauscholar.com) - Cuộc đua trở thành Chủ tịch tiếp theo của FIFA đã bắt đầu vào ngày 20/7 khi người đàn ông quyền lực Sepp Blatter tuyên bố sẽ từ chức sau một cuộc bầu cử bất thường vào tháng 2 năm 2016. Một tuần sau, câu hỏi về việc ai sẽ thay vị chủ tịch này đã có những đáp án.
Michel Platini, người đứng đầu Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) đã tuyên bố sẽ tham gia tranh cử. 60 tuổi, ông Platini là cựu huyền thoại bóng đá Pháp, từng 3 lần giành Quả bóng Vàng, được thừa nhận về tài năng, phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh ở các lĩnh vực khác nhau.
Chung Mong-joon, tỉ phú người Hàn Quốc sở hữu tập đoàn Huyndai, dẫn đầu nhóm ứng viên còn lại. Ông Chung là một trong những nhân vật giàu ảnh hưởng nhất của bóng đá châu Á, người từng giữ chức Phó Chủ tịch FIFA, và là thành viên sáng lập Ban điều hành của tổ chức.
Một ứng viên nữa là Hoàng tử Ali bin al-Hussein của Jordan, người đã thất bại trong cuộc tranh cử với ông Blatter vào tháng 5. Musa Bility, Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Liberia, cầm đầu cuộc nổi loạn khiến nhiều đồng nghiệp châu Phi bỏ phiếu chống lại “độc tài” Blatter trong cuộc bầu cử năm 2011. Ít nhất một trong hai cựu danh thủ nức tiếng một thời cũng sẽ trở thành ứng viên: Huyền thoại Zico người Brazil, đã dự ba World Cup, công khai hy vọng có thể thay thế Blatter. Và người còn lại là cựu tiền vệ David Ginola người Pháp.
Ông Platini, tuy vậy, là ứng viên số 1, bởi đã rất quen thuộc với cơ cấu tổ chức kiểu FIFA – sau khi đứng đầu Ủy ban tổ chức World Cup 1998 tại quê nhà Pháp và phục vụ trong Ban điều hành FIFA từ năm 2002. Với một tổ chức phức tạp như FIFA, liên tục dính những bê bối trong 111 năm tồn tại, Platini được xem là người hiểu biết về tổ chức và đại diện cho một thế hệ lãnh đạo mới mẻ, thân quen.
Platini là ứng viên nặng kí nhất
Từ giờ cho đến ngày 26/10, ai muốn tham gia tranh cử phải được sự ủng hộ của 5/6 Liên đoàn bóng đá thành viên để được công nhận tư cách ứng viên. Với những ứng viên hoàn toàn mới, họ được kiểm tra nhân thân kĩ càng.
Ông Platini nhận được sự ủng hộ từ 4/6 Liên đoàn thành viên của FIFA là UEFA (LĐBĐ châu Âu), CONCACAF (LĐBĐ Bắc Trung Mỹ và Caribbean), COMEBOL (LĐBĐ Nam Mỹ) và AFC (LĐBĐ châu Á). Không khẳng định được ông sẽ chiến thắng (tổng số 209 liên đoàn bóng đá thành viên của FIFA đều có quyền bỏ phiếu bầu chủ tịch) nhưng vậy cũng đủ để tin Platini có cơ hội lớn để giành 105 phiếu bầu cần thiết.
Phe chỉ trích ông Platini chủ yếu bám vào việc ông ủng hộ tổ chức World Cup 2022 tại Qatar, một quyết định lạ kì với đất nước không mạnh về bóng đá, có thời tiết mùa Hè nóng nực. Qatar đã thắng Mỹ trong cuộc chạy đua năm 2010. Quyết định bị nghi có bàn tay bẩn chi phối. Chính quyền Thụy Sỹ gần đây tuyên bố mở cuộc điều tra tham ô liên quan đến việc trao quyền đăng cai World Cup cho Qatar.
Ông Platini làm Chủ tịch UEFA từ năm 2007, không dính đến những cáo buộc về đạo đức hay hối lộ, nhưng lại nằm trong số người công khai ủng hộ Qatar. Từ khi bỏ phiếu cho quốc gia này, Platini đăng đàn bảo vệ lá phiếu của mình, khiến người ta đặt câu hỏi phải chăng ông bị chính phủ Pháp “giật dây” và đó là lá phiếu ân tình với Mohammad bin Hammam, cựu quan chức bóng đá Qatar dính vào scandal phiếu bầu năm 2010.
Nhưng mặt khác, quan điểm ủng hộ của Platini lại có lợi cho chiến dịch tranh cử của ông. Nó khiến những quốc gia bóng đá kém phát triển bớt ác cảm với Platini, người đi ngược lại quan điểm “nuôi” những nước nhỏ mà Blatter thực hiện suốt từ khi gia nhập FIFA vào năm 1975, để sau này lấy phiếu bầu từ chính những LĐBĐ nước này trong các cuộc bầu cử Chủ tịch. Platini vừa thân quen với những Liên đoàn bóng đá mạnh như Anh, Pháp, Đức, vừaghi điểm với các Liên đoàn nhỏ.
Sức mạnh của phe tài phiệt
Ông Chung, được gọi bằng cái tên M.J, sẽ bắt đầu tranh cử vào tháng 8. Ông là một chính trị gia người Hàn Quốc và là người thừa kế tập đoàn công nghiệp Huyndai. Ông đã dành 17 năm làm Phó Chủ tịch FIFA. Ông Chung tuyên bố sẽ ra tranh cử và quyết tâm làm trong sạch đội ngũ lãnh đạo FIFA: “Nếu tranh cử, công việc của tôi không phải là tận hưởng sự xa hoa của những văn phòng, mà là bắt tay thay đổi nó”, ông nói.
Ứng cử viên Chung Mong - jong
Ông Chung hiểu hơn ai hết “chế độ độc tài” Blatter. Trong thời gian làm ở Ban điều hành FIFA, ông liên tục yêu cầu Blatter công khai mức lương. Ông kêu gọi Blatter công bố báo cáo thanh tra cuộc đua giành quyền đăng cai World Cup đặc biệt liên quan đến năm 2002 ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Ông phản đối việc lựa chọn các quốc gia đăng cai World Cup 2018 (Nga), 2022 (Qatar), 2010 (Nam Phi).
Mọi nỗ lực của ông đều bất thành. Trong cuốn tự truyện năm 2011, ông Chung bày tỏ hối tiếc quãng thời gian làm việc ở Ban điều hành FIFA. “Tôi thất vọng sâu sắc về sự thiếu minh bạch và công bằng của tổ chức này”, ông viết bằng tiếng Hàn Quốc. “Tôi cho rằng mình đã thua cuộc mất rồi”.
Nhưng trong cuộc phỏng vấn ở New York vào tháng trước, ông Chung nói muốn FIFA cải cách và bản thân xứng đáng thay Sepp Blatter. “Ông ta đã tại vị 40 năm rồi. Và phần tanh nhất của con cá là ở cái đầu”.
Lịch sử ủng hộ ông Chung. Trong 8 đời Chủ tịch FIFA tính từ năm 1904 thì không có cựu cầu thủ nào nắm quyền. Sepp Blatter có bằng kinh tế của Đại học Lausanne. Joao Havelange từng thi tài ở Thế vận hội mùa Hè 1936 nhưng là ở môn bơi lội, và cũng thi đấu không mấy thành công. Ông có bằng Luật và từng là một chuyên gia tư vấn luật cho một hãng xe. Stanley Rous vốn là giáo viên thể dục và cũng tham gia đời sống bóng đá ở vai… trọng tài. Arthur Drewry từng làm ở một đội… cứu hỏa…
David Ginola và Zico đều là những danh thủ nổi tiếng nhưng giới chuyên môn lo ngại họ thiếu kĩ năng quản lý và cả các mối quan hệ để vận động sự ủng hộ của các liên đoàn thành viên. Các phiếu bầu không được quyết định bởi các fan bóng đá mà là ở các lãnh đạo liên đoàn. Thậm chí, cả Zico lẫn Ginola đều chưa chắc nhận được sự ủng hộ của 5 liên đoàn thành viên để được xác nhận tư cách ứng viên.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất