18/05/2017 16:34 GMT+7 | Thế giới
(giaidauscholar.com) - Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát động chương trình "giải cứu" thịt lợn giúp người chăn nuôi, tính đến 18/5 đã có trên 200.000 tấn lợn đến lứa xuất chuồng được "giải cứu".
Đặc biệt, giá thịt lợn đã tăng lên đáng kể từ 2.000 - 8.000 đồng/kg tại nhiều địa phương, và có xu hướng tăng tiếp trong thời gian tới. Đây là tín hiệu vui, giúp cho người chăn nuôi giảm bớt thiệt hại, yên tâm sản xuất.
Theo ông Hoàng Thanh Vân, nhiều địa phương đều tham gia một cách tích cực, kịp thời có ngay những văn bản chỉ đạo để "giải cứu" đàn lợn, đặc biệt là các địa phương trong vùng chăn nuôi trọng điểm.
Các nội dung quan trọng mà các địa phương cũng đang tập trung triển khai như: vận động các doanh nghiệp tham gia vào cuộc, tiêu thụ hỗ trợ cho người chăn nuôi. Điển hình như tại Hà Nội có doanh nghiệp cam kết tiêu thụ 40.000 con lợn cho nông dân...
Đồng thời, tăng cường, rà soát lại khâu thị trường nhằm rút ngắn lại công đoạn từ sản xuất đến thị trường. Hầu hết các địa phương đã triển khai, xây dựng các phương án nhằm giúp sản phẩm chăn nuôi đến với thị trường một cách nhanh nhất, ngắn nhất.
Bên cạnh đó, có 30% số địa phương đã xúc tiến mở bán các điểm bán lẻ. Cụ thể, tại Đồng Nai mở 11 điểm, TP Hồ Chí Minh 40 điểm.
Đối với việc tích trữ, cấp đông, thì các địa phương vẫn triển khai chậm bởi các kho lạnh chưa đáp ứng yêu cầu. Bên cạnh đó, người dân chưa có thói quen ăn thịt đông lạnh.
Theo số liệu thống kê mới nhất, hiện cả nước còn tồn khoảng 1,5 triệu con lợn quá lứa. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, hy vọng trong tháng tới sẽ tiêu thụ được nhiều hơn nữa bởi giá thịt lợn đang nhích lên tại tất cả các khu vực.
Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, theo tính toán của Cục đến thời điểm này thiệt hại khoảng chục nghìn tỷ đồng, đây con số không lớn so với tổng thu của toàn ngành chăn nuôi tạo ra khoảng 160.000 tỷ đồng.
Trong thời gian tới, các địa phương cần làm tốt việc quản lý đàn nuôi, quản lý thông tin. Đồng thời, yêu cầu tất cả các địa phương cập nhật thông tin hàng tuần cho Cục Chăn nuôi để có thể cảnh báo khi có biến động cho người dân biết, từ đó, có phương án xử lý.
Bên cạnh đó, rà soát tổng thể lại quy hoạch của từng tỉnh, tập trung, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, giảm giá thánh sản phẩm; Tăng cường thanh, kiểm tra các sản phẩm đầu vào chăn nuôi.
Đối với dịch bệnh, Cục Chăn nuôi đã tham mưu cho các địa phương, hướng dẫn người dân không nên bỏ bê việc tiêm phòng cho đàn gia súc, nếu không đề phòng dịch, bệnh sẽ bùng phát trở lại.
TTXVN/Thành Trung
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất