08/01/2013 17:21 GMT+7 | Thế giới
(giaidauscholar.com) - Ngày 8/1, Viện phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng tổ chức họp báo công bố mở thùng bản đồ và atlas do anh Trần Thắng từ Mỹ gửi về đợt 2.
150 bản đồ - chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Đợt 2 này gồm có 43 bản đồ lãnh thổ Trung Quốc, bản đồ chỉ ra Hoàng Sa thuộc Việt Nam và 1 sách atlas Trung Hoa bưu chính dư đồ 1919 do Bộ Giao Thông Trung Hoa Dân Quốc phát hành tại Nam Kinh. Đây là sách atlas đầu tiên do nhà nước Trung Hoa phát hành với số lượng nhỏ. Sách được rao bán trên mạng Ebay với giá 9.000 USD. Sách nằm tại Ba Lan, anh Trần Thắng trả giá còn 5.000USD.
Như vậy, đến thời điểm này, 150 bản đồ và 3 tập atlas khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã về đến Việt Nam an toàn. Trong đó, có 110 bản đồ gốc và 40 bản đồ tái bản, gồm:
- 80 bản đồ do phương Tây in từ năm 1626 đến năm 1980 xác nhận lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam. “Quan trọng nhất là 2 bản đồ in năm 1980: Bản đồ dầu khí của Trung Quốc và Bản đồ về 56 dân tộc Trung Hoa, cả hai bản đồ này không thấy chỉ ra Trung Quốc có Hoàng Sa và Trường Sa. Điều đó chứng tỏ, đến tận thời điểm năm 1980, mới chỉ cách đây có hơn 30 năm, trên bản đồ của Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa”, tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn - Viện phó Viện phát triển kinh tế- xã hội Đà Nẵng - phân tích.
- 50 bản đồ thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm sát lãnh thổ Việt Nam
- 10 bản đồ hàng hải thể hiện Hoàng Sa và Trường San ằm trong vùng lãnh hải của ViệtNam
- 10 bản đồ tổng thể châu Á và Đông Nam Á có thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong vùng lãnh hải của Việt Nam.
3 sách alats Trung Quốc không có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
3 tập atlas gồm Trung Quốc địa đồ 1908, Trung hoa bưu chính dư đồ 1933 và Trung hoa bưu chính dư đồ 1919. Atlas of the Chinese Empire - Trung Hoa địa đồ, xuất bản năm 1908, bằng tiếng Anh. Atlas này gồm 1 bản đồ tổng thể vẽ toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc và 22 bản đồ vẽ các tỉnh của Trung Quốc. Các bản đồ đều có kích thước 31cm x 41cm. Đây là atlas chính thức, được in lần đầu tại Trung Quốc với số lượng in giới hạn, do The China Inland Mission, có trụ sở ở Thượng Hải (Trung Quốc), London (Anh), Philadenphia (Hoa Kỳ), Toronto (Canada) và Melburn (Australia), biên soạn và phát hành với sự giúp của Tổng cục Bưu chính của nhà Thanh Triều và sự trợ giúp kỹ thuật của một người Anh tên là Edward Stanford. Anh Trần Thắng tặng cho Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng tập atlas này và 1 tập Trung Hoa bưu chính dư đồ 1919.
Atlas Postal de Chine - Trung Hoa bưu chính dư đồ - Postal Atlas of China, cũng do Tổng cục Bưu chính, thuộc Bộ Giao thông của Trung Hoa dân quốc xuất bản tại Nam Kinh vào năm 1933. Atlas này in bằng 3 thứ tiếng: Trung - Anh - Pháp, gồm 1 bản đồ tổng thể vẽ toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc và 29 bản đồ vẽ các tỉnh của Trung Quốc. Các bản đồ trong atlas này đều có kích thước 61cm x 71 cm. Tấm bản đồ số 23 trong atlas này là bản đồ Quảng Đông, bao gồm cả đảo Hải Nam, nhưng do hạn chế kích thước nên không thể in đảo Hải Nam trên bản đồ này. Vì thế, người ta đã in thêm đảo Hải Nam vào góc trái của tấm bản đồ số 23 này. Atlas này được chuyển cho UBND huyện Hoàng Sa.
Về Đà Nẵng trong đợt 2 này là Atlas Postal de Chine - Trung Hoa bưu chính dư đồ - Postal Atlas of China, do Tổng cục Bưu chính, thuộc Bộ Giao thông của Trung Hoa dân quốc xuất bản tại Nam Kinh năm 1919, cũng được in bằng 3 thứ tiếng: Trung - Anh - Pháp, gồm 1 bản đồ tổng thể vẽ toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc và 46 bản đồ vẽ các tỉnh của Trung Quố, đều có kích thước 61cm x 71 cm.
Các atlas này là sản phẩm của chương trình thiết lập bản đồ bưu chính do nhà Thanh vạch ra vào năm 1906 và được chính phủ Trung Hoa dân quốc kế tục vào các năm sau đó. Các bản đồ được lập chi tiết ở từng tỉnh, thể hiện rõ các con đường vận chuyển thư từ, công văn trong các tỉnh, thành của Trung Quốc. Nơi nào không thuộc Trung Quốc thì không được thể hiện trong các bản đồ trong atlas. Vì thế mà cương giới cực Nam của Trung Quốc trong các sách atlas này luôn chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam, mà không đả động gì đến Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Điều này chứng tỏ rằng cho đến khi nhà Thanh phát hành atlas này vào năm 1908 và sau này chính quyền Trung Hoa dân quốc tái bản các sách atlas này vào các năm 1919 và 1933, thì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vẫn nằm ngoài cái gọi là “chủ quyền lịch sử” phi pháp của Trung Quốc.
150 bản đồ và 3 sách atlas sẽ được đem ra triển lãm trong thời gian sớm nhất để người dân có điều kiện trực tiếp chiêm ngưỡng.
Dưới đây là hình ảnh những bản đồ và atlas thể hiện chủ quyền biển đảo của Việt Nam mà giaidauscholar.com ghi lại được:
Bản đồ 56 dân tộc Trung Hoa in năm 1980, không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Điểm cực nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam
Cuốn Atlas of the Chinese Empire - Trung Hoa địa đồ, xuất bản năm 1908
Các lãnh đạo đang bóc từng lớp giấy bọc bên ngoài bản đồ trong sự hồi hộp của mọi người
Cuốn atlas về đợt 2, Atlas Postal de Chine - Trung Hoa bưu chính dư đồ- Postal Atlas of China, 1919
Hiếu Nguyên
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất